CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
3.2.2.2 Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và gắn với sản xuất và thị trường trên các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất thủy sản. Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản.
Tích cực tìm kiếm và hợp tác nghề cá với nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực thủy sản của tỉnh, để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển.
3.2.2.3.Giải pháp về nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản
Phát triển nuôi trồng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị, đảm bảo hiệu quả theo điều kiện từng vùng.
Nuôi thủy sản nước ngọt: phát triển nuôi ở các địa bàn có điều kiện thuộc lưu vực sông La Ngà, Sông Lũy, Hàm Thuận Bắc với quy mô, hình thức loài nuôi đa dạng theo điều kiện người nuôi và từng vùng sinh thái. Phát triển hình thức nuôi thủy sản mặt nước lớn, tận dụng tốt mặt nước các hồ chức thủy lợi, thủy điện trong tỉnh.
Tập trung làm tốt công tác khuyến ngư về giống, quản lý chăm sóc, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh để nâng chất lượng thủy sản nuôi. Thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ nghề nuôi nuớc ngọt, trong đó chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt đang là khâu khó khăn hiện nay. Phối hợp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để người nuôi tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển sản phẩm.
Nuôi thủy sản nước lợ : song song với đối tượng tôm sú, chú ý đa dạng hóa các loài nuôi có hiệu quả kinh tế, theo nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong việc huớng dẫn áp dụng quy trình nuôi tôm tiến bộ, quy trình sinh học gắn với ổn định môi trường vùng nuôi và tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải theo các quy định chuyển ngành. Đưa dự án nuôi tôm công nghiệp Núi Tàu đi vào hoạt động.
Nuôi hải sản trên biển: quan tâm chỉ đạo về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nghề nuôi trên biển ở đảo Phú Quý và Tuy Phong. Nghiên cứu triển khai chí điểm mô hình nuôi cá, đặc sản bằng lồng công nghệ mới trên vùng biển. đề xuất chính sách để thu hút đầu tư phát triển nghề nuôi biển theo quy hoạch.
Nghiên cứu, đúc kết các mô hình nuôi ven biển về đối tượng, kỹ thuật và đầu tư công trình nuôi, phát triển nghề nuôi trên biển phù hợp với điều kiện của Tỉnh.
Sản xuất và tiêu thụ tôm giống: triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng vùng quy hoạch tập trung mới để đáp ứng yêu cầu di dời và bố trí các dự án mới. Chú ý thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực về tài chính, trình độ công nghệ cao, có khả năng phát triển thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý chất lượng nhằm giữ vững uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tôm giống Bình Thuận.
3.2.2.4.Giải pháp về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản
Nghiên cứu đề xuất các chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ, mở rộng ngư trường khai thác, tích cực di chuyển ngư trường theo mùa vụ. Tiếp tục phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần thu mua hải sản trên biển. Vận động ngư dân khai thác xa bờ có tổ chức theo mô hình tổ, đội, trang bị đảm bảo an toàn để hỗ trợ nhau trong khai thác, liên kết vận chuyển sản phẩm.
Tích cực sắp xếp tổ chức sản xuất nghề cá ven bờ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác trên các tuyến theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Quản lý chặt chẽ nghề lặn hải đặc sản để bảo vệ nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tổ chức triển khai và nhân rộng mô hình thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi.
Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh việc đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động khai thác. Tăng cường quản lý việc đóng mới tàu cá, thực hiện nghiêm quy định cấm phát triển mới tàu cá công suất dưới 30 CV.
Sơ kết đánh giá việc triển khai tiêu chuẩn ngành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá công suất từ 90 CV trở lên, để rút kinh nghiệm tiếp tục triển khai.
Quan tâm thường xuyên công tác phòng chống lụt bão đối với lực luợng sản xuất trên biển. Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển, chú trọng về thiết bị cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị điện từ hàng hải khắc phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Chuyển dịch cơ cấu thuyền nghề, giảm dần cường độ khai thác ven bờ. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, duy trì sản lượng khai thác không quá 140.000 – 150.000 tấn/năm và nâng cao giá trị thủy sản khai thác.
Triển khai đánh giá tác động môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để đề ra các biện pháp khắc phục và quản lý môi trường vùng nuôi theo quy định. Đồng thời kiểm soát tác động gây ô nhiễm của các ngành khác đối với nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Phát triển và hoàn thiện hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản của tỉnh nhằm cảnh báo sớm, xây dựng giải pháp phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm và suy thoái môi trường.