SẢN LƯỢNG THỦY SẢN BÌNH THUẬN 17484118

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN BÌNH THUẬN 17484118

170739 174841 182367 148941 152079 164270 167451 169421 4213 5255 6469 7390 12946 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số Khai thác Nuôi trồng Triệu tấn Năm 50533 54655 40486 658 400 1593 755 1334 1625 467 582 1082 1800 18.19 TUY PHONG BẮC BÌNH HÀM THUẬN BẮC HÀM THUẬN NAM HÀM TÂN TP. PHAN THIẾT TX LA GI ĐỨC LINH TÁNH LINH PHÚ QUÝ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN (TẤN) CHÚ GIẢI 148941 152079 164270 167451 169421 4213 5255 6469 7390 12946 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2005 2006 2007 2008 2009 Tấn Năm 153154157334 170739

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN BÌNH THUẬN174841182367 174841182367

Nhìn chung, các địa phương có sản lượng thủy sản không đồng đều, cả về sản lượng khai thác và nuôi trồng. Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong và huyện đảo Phú Quý là những địa phương có sản lượng cao trong cả tỉnh.

Cả hai lĩnh vực khai thác và nuôi trồng đều tăng sản lượng, nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng có mức tăng nhanh hơn, điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển thủy sản theo hướng bền vững hiện nay.

Trong những năm qua, tốc độ phát triển của ngành khai thác thủy sản Bình Thuận tăng trưởng hàng năm là 11,3% trên các mặt chủ yếu: Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động tỉnh Bình Thuận Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng số Trong đó Khai thác Nuôi trồng 2005 1.427.345 1.111.976 246.694 2006 1.668.923 1.362.166 202.182 2007 2.336.753 1.861.010 335.059 2008 2.632.801 2.067.808 349.267 2009 3.564.183 2.727.367 550.213

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009

Giai đoạn 2005 – 2009 giá trị sản xuất của cả ngành khai thác và nuôi trồng đều tăng liên tục nhưng ngành khai thác luôn chiếm giá trị cao hơn so với nuôi trồng. Vể giá trị thực tế năm 2005, khai thác đạt 1.111.976 triệu đồng, ngành nuôi trồng đạt giá trị khiêm tốn hơn chỉ 246.694 triệu đồng. Năm 2009, khai thác đạt 2.727.367 triệu đồng thì ngành nuôi trồng đạt 550.213 triệu đồng.

Hiện nay, ngành Thủy sản Bình Thuận đã có sự phát triển đúng đắn, vừa phát huy lợi thế về nguồn lợi thủy sản giàu có từ vùng biển vừa phát triển mạnh lĩnh vực nuôi trồng nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Bình Thuận

%

Điều này thể hiện rõ ở xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành Thủy sản Bình Thuận. Từ năm 2005 – 2009, khai thác chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2006, tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành khai thác là 81.62% còn ngành nuôi trồng là 12.11% thì đến năm 2009 tỉ trọng của khai thác chỉ còn 76.52%, trong khi đó tỉ trọng của ngành nuôi trồng tăng lên 15.44%.

Sự tập trung chỉ đạo có trọng điểm phát triển chế biến và tiêu thụ sản phẩm có lợi thế đạt kết quả tích cực. Phần lớn doanh nghiệp chế biến bước đầu đã có chuyển biến trong nhận thức kinh doanh xuất khẩu, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường. Đồng thời đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu đều tăng cao góp phần cùng toàn ngành thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được triển khai thực hiện tốt, đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nhân dân, kết hợp với việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên biển. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuốc thú y thủy sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống và thức ăn cho

77,91 81,62 79,64 78,54 76,52 17,28 12,11 14,34 13,27 15,44 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 Nuôi trồng Khai thác

nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức triển khai, tuyên truyền một cách sâu rộng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh thủy sản.

Công tác khuyến ngư có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - kĩ thuật phục vụ sản xuất, có tác động tích cực chuyển đổi nghề khai thác các loại hải sản có giá trị, nâng cao trình độ kĩ năng bảo quản sản phẩm sau khai thác, đưa thêm đối tượng nuôi nước ngọt mới tại các địa phương có điều kiện. Để cho tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, nhiều năm qua, ngành thuỷ sản tỉnh Bình Thuận đã tập trung hướng dẫn, phổ biến cho bà con ngư dân trang bị các thiết bị điện tử hàng hải khá hiện đại. Hiện nay, hầu hết tàu thuyền có công suất từ 20 CV trở lên đều trang bị máy thông tin vô tuyến với tầm hoạt động từ 30 đến 40 hải lý và có 1.228 tàu cá trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Các loại máy tầm ngư, định vị được các tàu cá sử dụng khá phổ biến.

Số lượng tàu đánh cá và năng lực đánh bắt phát triển, hiện nay đã trên 8.700 tàu thuyền các loại cộng với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào khai thác, bảo quản 5Tsản phẩm5T ngày càng được 5Tquan tâm5T, nên sản lượng khai thác hải sản ở Bình Thuận tăng đều theo từng năm, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt.

Có đội tàu dịch vụ trên biển cũng phát triển mạnh vì khi có nhiều tàu cá công suất lớn vươn ra khơi xa, bám biển đánh bắt dài ngày và yêu cầu về chất lượng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ngày càng khắt khe. Hoạt động này ở Bình Thuận được manh nha từ đầu những năm 90 đến nay, đã có khoảng 74 chiếc như là những "chợ nổi" hoạt động lưu động trên vùng biển Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Trong số này, có đến 51 chiếc có công suất từ 400 sức ngựa trở lên, được trang bị hệ thống cấp đông khá hiện đại. Các tàu dịch vụ cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho các tàu cá và thu mua lại sản phẩm ngay ngoài khơi, giúp bà con ngư dân giảm đáng kể chi phí di chuyển vào bờ, tăng thêm thời gian bám biển, đồng thời bảo đảm tốt chất lượng đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến.

Các cảng cá, khu neo đậu đã đầu tư như cảng cá Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa phát huy tác dụng tốt, làm đầu mối dịch vụ hậu cần, tập kết tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến tại các vùng trọng điểm. Năm 2010 đã tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp chế biến hải sản có mùi Tân Bình có tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng với quy mô ban đầu 50 ha.

Lực lượng lao động trong ngành thủy sản ngày càng tăng lên và chất lượng người lao động được nâng cao, đã biết áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong hoạt động của ngành, tạo ra những hiệu quả nhất định.

Quan tâm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có tính chiến lược dài hạn làm cơ sở định hướng phát triển Ngành theo hướng bền vững. Chương trình hợp tác phát triển lĩnh vực thủy sản với thành phố Hồ Chí Minh thông đạt kết quả bước đầu.

Hiện nay, Bình Thuận đã có các cụm cư dân tạo nên 4 vùng kinh tế - xã hội miền biển, được coi là các vùng kinh tế động lực của tỉnh. Đó là Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân và Phú Quý. Chủ yếu sẽ phát triển theo hướng tổng hợp cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản cùng đóng sửa tàu thuyền, buôn bán và dịch vụ nghề cá.

Đã hình thành được nhiều "Tổ đoàn kết" khai thác thuỷ sản trên biển ở Bình Thuận nhằm hỗ trợ nhau trong khai thác, vận chuyển, cứu hộ, cứu nạn. Hiện tại, toàn tỉnh đã hình thành 512 "Tổ đoàn kết" với 3.429 tàu, thuyền và 21.781 lao động tham gia. Không chỉ giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn trên biển, chia sẻ thông tin những nơi nhiều cá, mực, các " Tổ đoàn kết" còn góp phần bảo đảm trật tự, trị an trên biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của quốc gia.

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Bình Thuận trong việc 1Tthâm nhập thị trường thế giới1T, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có Bình Thuận. Với sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Bình Thuận có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đã thiết lập được quan hệ thương mại với hơn 30 nước như Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia...

Những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Bình Thuận đang trên đà phục hồi. Thuỷ sản Bình Thuận vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của EU. Những mặt hàng thực phẩm làm từ thủy sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng được lượng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên.

2.3.1.2. Hạn chế

Trước hết mục tiêu phát triển bền vững kinh tế thủy sản đang trong xu hướng diễn ra không theo kịp yêu cầu. Nhìn diễn biến gia tăng năng lực khai thác trong năm vừa qua cho thấy năng suất đánh bắt tiếp tục giảm. Tổng công suất tàu cá tăng thêm 8,5%, nhưng sản lượng chỉ tăng thêm 2,5%.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập: tình hình vi phạm tuyến khai thác của nghề giã cào bay, lặn hải sản trong mùa vụ cấm xảy ra khá phổ biến và chưa ngăn chặn được kịp thời, việc đóng tàu dưới 30CV vẫn còn, chưa quản lý triệt để.

Một bộ phận cơ sở, doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ chưa thực sự chú trọng tới hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu. Tình hình sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, bảo quản thủy sản vẫn còn phức tạp, việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ lẻ, phân tán thiếu ổn định, diện tích nuôi tôm, cá phát triển chậm so với kế hoạch, một số các chỉ tiêu trong nuôi trồng thủy sản không đạt kế hoạch đề ra.

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua hải sản trực tiếp của ngư dân chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng khai thác. Trong quá trình thu mua chế biến, nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện công đoạn gia công, sơ chế sản phẩm để bán, nên giá trị thành phẩm đạt thấp và chưa thực hiện hợp đồng đầu tư cung ứng, tiêu thụ sản phẩm với người khai thác. Hàng năm, các doanh nghiệp thu mua hải sản chủ yếu thông qua chủ các vựa và thủ tục mua bán rườm rà, gây khó khăn cho người bán.

Tiềm năng tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm của 66 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh còn có hạn. Năng lực cấp đông và công suất chế biến hải sản xuất khẩu ở mức 39.000 tấn/năm. Công tác quản lý chất lượng hàng hóa và trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao. Hệ thống vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chế biến chưa đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính Châu Âu, Mỹ...

Tỷ trọng sản phẩm chế biến tinh và các mặt hàng hải sản có giá trị cao của các doanh nghiệp còn ít. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư đúng mức, nên mới có hai doanh nghiệp được cấp code xuất khẩu hàng hóa

sang thị trường EU và một doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP của ngành. Thị trường tiêu thụ nội địa đang được các doanh nghiệp quan tâm, nhưng do cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến chất lượng sản phẩm nước mắm của một số cơ sở không đảm bảo, làm mất uy tín với khách hàng.

Chế biến xuất khẩu, lĩnh vực được xác định là trọng tâm số một của thủy sản Bình Thuận, cũng đang gặp trở ngại. Nhật là thị trường chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh, nhưng từ tháng 6 năm 2006 đến nay, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật gặp khó khăn, do phát hiện dư lượng kháng sinh chloramphenicol trong sản phẩm mực khô vượt mức cho phép. Hàng của nhiều công ty chuyên chế biến và xuất khẩu có uy tín của Bình Thuận đã bị trả về và tồn kho với giá trị nhiều triệu USD, sản xuất đình đốn, khó khăn. Mặt khác việc thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ trong chế biến công nghiệp thủy sản vẫn còn chậm.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ngoài khó khăn trong vấn đề quy hoạch, thì môi trường, dịch bệnh đã từng đe dọa và có lúc làm suy giảm, phá sản ngành nuôi tôm sú. Ảnh hưởng của thiên tai, như mưa lũ trong tháng 8 năm 2006, đã gây thiệt hại nặng cho người nuôi thủy sản hai huyện Đức Linh, Tánh Linh với 400 ha diện tích ao nuôi cá bị lũ cuốn, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Và ảnh hưởng cơn bão số 9, làm nghề nuôi tôm hùm lồng, bè Vĩnh Tân thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng; Phú Quý là nơi chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất, có đến 74 cơ sở nuôi cá mú và các đối tượng nuôi khác bị thiệt hại với diện tích lồng nuôi trên 10.000m2, giá trị 9,6 tỷ đồng, thực trạng cần quan tâm là nuôi trồng thủy sản Bình Thuận quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu ổn định, sản lượng chưa đạt theo yêu cầu.

Ngoài ra, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như chất lượng con giống để nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành Thuỷ sản.

Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Bình Thuận chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn

mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ. Thủy sản Bình Thuận đã phải đối mặt với một thử thách lớn đó là rào cản kỹ thuật thương mại mang tên IUU đã khiến mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào thị trường châu Âu.

Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Bình Thuận.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản - hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

Vấn đề thương hiệu của thủy sản Bình Thuận cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Bình Thuận được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 56 - 65)