CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.
2.2.4. Khó khăn về kinh tế xã hộ
Tuy có nhiều cố gắng tập trung đôn đốc, chỉ đạo nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá còn chậm, nhiều công trình quan trọng còn thi công kéo dài, công tác chuẩn bị đầu tư chưa kịp thời.
Mặc dù đã tiến hành theo dõi cũng như xử lí mạnh các trường hợp vi phạm đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng từng lúc từng nơi vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng chống người thi hành công vụ.
Cũng do thiếu vốn, nên các khu tránh bão cho tàu cá ở Bình Thuận chỉ mới đầu tư xây dựng các hạng mục chính, như đê, kè, nạo vét luồng lạch. Các công trình trên bến phục vụ cho công tác quản lý, thông tin liên lạc, ứng phó cứu nạn, dịch vụ hậu cần... đúng theo tiêu chí của một khu tránh bão, hầu như chưa có, làm hạn chế hiệu quả các công trình này. Riêng khu neo đậu ở thị xã La Gi, dù đã hoàn thành cả hai giai đoạn từ năm 2006, nhưng hiện nay vẫn còn thiếu các trụ neo đậu cho các tàu cá công suất lớn
Mặc dù, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng khá lớn nhưng các doanh nghiệp mới chỉ đưa vào sử dụng khoảng 53% nguồn nguyên liệu, còn lại do các đơn vị ngoài tỉnh đến thu mua.
Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến. Gần đây, sản lượng khai thác ven bờ có xu thế tăng và một số nghề đánh bắt mang tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản vẫn tồn tại. Số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác vượt quá khả năng của nguồn lợi thủy sản. Phạm vi hoạt động của dịch vụ khai thác dầu khí được mở rộng và ngành du lịch ven biển phát triển mạnh làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, diện tích nuôi trồng thủy sản của ngư dân.
Nguồn lợi thủy sản ven bờ vẫn chịu áp lực lớn do số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ không giảm, tình hình giã cào sai tuyến vẫn còn diễn ra. việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi hợp lý cơ cấu thuyền nghề ven bờ trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn do liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vấn đề bức xúc về đời sống của ngư dân; giá vật tư, nguyên, nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của ngư dân.