Diện tích mặt nước

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.2.1.1. Diện tích mặt nước

4T

Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn nhất Việt Nam. Vùng biển của Bình Thuận rộng 52.000 kmP

2

P

, là nơi hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên, nơi gặp nhau của 2 dòng hải lưu nóng và lạnh nên có 4Ttrữ lượng hải sản rất lớn, khoảng từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại. Nguồn lợi thủy sản tập trung khá dày, nhất là phía đông nam của tỉnh Bình Thuận, chủ yếu khoảng 8P

0 P B đến 10P 0 P B và 106P 0 P Đ đến 111P 0 P Đ

Ở vùng biển cách bờ 50 m có khả năng khai thác từ 1.000 - 1.500 tấn/ năm. Đặc biệt có những đặc sản chỉ vùng biển này mới có, ngoài ra còn có nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai vv...độ mặn hợp lý thuận lợi cho sinh vật biển phát triển, đã tạo cho Bình Thuận một tiềm năng vùng biển đa dạng, trở thành một trong những ngư trường lớn của cả nước.

Bình Thuận còn có hơn 5.200 ha bãi triệu ngập mặn, tập trung tại khu vực Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam có thể sử dụng 2/3 số diện tích này đưa vào nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Ngoài ra còn có 5 vùng vịnh lớn nhỏ rất thuận lợi cho việc nuôi lồng, nuôi bè các loại như tôm hùm, cá mú, sò, điệp, trai ngọc...Trên đất liền còn có 2.000 ha mặt nước ao hồ, công trình thuỷ lợi rất thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt. Hiện nay toàn tỉnh có 220 ha diện tích nuôi tôm với sản lượng bình quân 3000 – 4000 tấn/năm.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)