Giải pháp về vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.2.2.11. Giải pháp về vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 ước tính xấp xỉ 8.500 tỷ đồng. Nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp khoảng 700 - 800 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Vốn huy động từ các thành phần kinh tế, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế.

Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định còn khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch.

KẾT LUẬN

Lâu nay, thủy sản vốn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng sẵn có của Bình Thuận. Những năm qua sản lượng khai thác hải sản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh luôn ở mức cao.

Sản lượng thủy sản của Bình Thuận liên tục tăng, trong đó sản lượng thủy sản khai thác chiếm ưu thế so với nuôi trồng. Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 174.841 tấn thì riêng khai thác đã đạt 167.451 tấn còn nuôi trồng đạt 7390 tấn. Tuy nhiên, Bình Thuận chủ yếu vẫn là khai thác biển chiếm trên 99% so với tổng sản lượng khai thác nói chung. Sản phẩm đánh bắt chủ yếu là cá biển, ngoài ra còn có các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị cao. Số lượng tàu, thuyền tham gia đánh bắt ngày càng tăng cả về số lượng và công suất mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực khai thác.

Các địa phương trong tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác không đều nhau. Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và huyện Tuy Phong dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng do thuận lợi về vị trí giáp biển, vùng biển rộng nên có nguồn lợi thủy sản phong phú, lại có lực lượng lao động lao động trong ngành thủy sản đông, được trang bị nhiều tàu, thuyền và các phương tiện đánh bắt…

Bên cạnh việc đánh bắt, NTTS ngày càng phát triển, sản lượng ngày càng tăng, vừa NTTS nước mặn, lợ vừa nuôi nước ngọt, chủ yếu là diện tích nuôi ở diện tích nước ngọt như nuôi tôm, cá,v.v…trong đó đặc biệt là nuôi cá, còn diện tích nước mặn, lợ chủ yếu dành nuôi tôm. Nuôi thủy sản nước ngọt trọng điểm ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, đây cũng chính là những địa phương có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn trong tỉnh. Nuôi thủy sản nước mặn ở huyện đảo Phú Quý với các hải đặc sản như cá mú…Ngoài ra, nuôi tôm hùm, cá lồng bè, trồng rong sụn ở huyện Tuy Phong. Tuy nhiên, diện tích NTTS luôn có sự biến động, đang theo chiều hướng giảm đi do tác động của nhiều yếu tố.

Cùng với sự phát triển của đánh bắt và nuôi trồng, Bình Thuận rất chú trọng đến ngành công nghiệp chế biến thủy sản và xác định chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành mũi nhọn. Sản lượng thủy sản chế biến tăng liên tục và các sản phẩm chế biến rất đa dạng từ hàng khô, hàng đông lạnh, nước mắm. Toàn tỉnh có 100 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có 27 cơ cở tham gia xuất khẩu và số lượng các cơ sở này vẫn tiếp tục tăng. Các doanh

nghiệp luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm thủy sản có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, việc tiến hành đổi mới công nghệ chế biến cũng như ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật còn chậm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong tỉnh mới đưa vào chế biến hơn 50% nguồn nguyên liệu và chỉ làm công đoạn gia công , bán hải sản đông lạnh, hàng khô nguyên con, giá trị sản phẩm thấp. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố,đặc biệt là yếu tố tự nhiên, yếu tố thị trường nên sản lượng thủy sản luôn biến động, các doanh nghiệp trong tỉnh thường xuyên thiếu nhiên liệu cho hoạt động chế biến, tình trạng sử dụng các hóa chất để bảo quản làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải khắc phục bằng cách đi mua ở tỉnh khác hoặc nhập nguyên liệu từ nước ngoài.

Xuất khẩu thủy sản là hoạt động mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành Thủy sản nói riêng mà còn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng có nhiều biến động, hàng hải sản xuất khẩu, vốn là mặt hàng chủ lực, chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đang tụt hạng dần dần.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nghề cá mới được đầu tư xây dựng, đã xây dựng được các khu chế biến, các cảng cá, các khu tránh bão cho tàu, thuyền. Tuy nhiên,việc quy hoạch trong xây dựng vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi hải sản nhất nước ta. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, với kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ bao đời nay và định hướng phát triển đúng đắn, tin rằng ngành thủy sản Bình Thuận sẽ tiếp tục vươn xa trong tương lai góp phần xây dựng Bình Thuận thành một tỉnh trọng điểm khu vực Nam trung bộ và hội nhập với thế giới.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)