- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là
1.3.3. Sở GD&ĐT và công tác quản lý GDMN
Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, là hệ thống tổ chức quản lý ngành GD-ĐT của địa phương, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực GD-ĐT ở địa phương gồm các ngành học: GDMN, GD phổ thông, GD bổ túc, GD chuyên ngành, với các loại hình đào tạo: Quốc lập, dân lập, bán công… [79, tr 201-203]
Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Sở GD&ĐT: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GDĐT của địa phương, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện khi được duyệt; chỉ đạo các trường ở địa phương thực hiện các điều lệ, quy chế, quy định về tổ chức và chuyên môn; tổ
chức nghiên cứu ứng dụng các chuyên đề khoa học GDĐT, đúc kết sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn các trường thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương; quản lý công tác cán bộ, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật và nhân viên của ngành theo quy định của UBND địa phương và Bộ GD&ĐT. + Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt cấp chứng chỉ và bằng tốt nghiệp theo quy định của Bộ và UBND địa phương.
+ Quản lý kinh phí và tài sản theo quy định của UBND tỉnh.
+ Quản lý trực tiếp các trường, các cơ sở GDĐT thuộc tỉnh, hướng dẫn các phong trào GDĐT, QL các trường; giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường chuyên nghiệp của TW đóng trên địa bàn.
+ Thực hiện chức năng thanh tra giáo dục đối với các trường trong phạm vi địa phương quản lý.
+ Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh theo quy định.
Tùy theo tình hình và khối lượng công việc của địa phương, UBND tỉnh sẽ quyết định cụ thể việc thành lập phòng, tổ công tác hoặc chỉ bố trí chuyên môn làm việc trực tiếp với Giám đốc Sở để đảm bảo các mặt công tác theo hướng gọn nhẹ cho bộ máy hoạt động có hiệu lực. Đối với Sở GD&ĐT TP.HCM, ngành GDMN có 01 Phó Giám đốc phụ trách chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác của ngành GDMN, có Phòng GDMN gồm 01 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng, 3 chuyên viên trực tiếp chỉ đạo.
Phòng Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ chính:
+ Đề xuất, tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác GDMN; các qui định, chủ trương, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Tổ chức chỉ đạo các cơ sở thực hiện kế hoạch phát triển trẻ, trường, lớp mẫu giáo.
+ Hướng dẫn kiểm tra các Phòng GDĐT, các trường mầm non thực hiện các điều lệ, qui chế và các qui định của Bộ và tổ chức quản lý các loại hình trường lớp, về thực hiện chương trình chăm sóc nuôi dạy trẻ nhà trẻ, mẫu giáo mà Bộ ban hành.
+ Hướng dẫn theo dõi kế hoạch phân phối bảo quản sử dụng các thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo.
+ Định kỳ đột xuất thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch toàn diện hoặc chuyên đề đối với Phòng GDĐT (Giáo dục mầm non), các nhà trẻ, trường mẫu giáo thuộc Sở. Tổ chức tuyên truyền để phát triển công tác nuôi dạy trẻ.
+ Chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng trường trọng điểm, nhân điển hình tiên tiến, đúc kết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, phổ biến các mô hình giáo dục tiên tiến của các loại hình nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo.
+ Tổ chức phân loại chất lượng đội ngũ, sơ kết tổng kết, báo cáo định kì và báo cáo chuyên đề, đảm bảo thông tin hai chiều, thường xuyên thông suốt về ngành học Mầm non.