- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON QUA MẠNG INTERNET Ở TP HỒ CHÍ MINH
QUA MẠNG INTERNET Ở TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục TP.HCM
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM
Kinh tế TP.HCM: Tăng trưởng đi vào chiều sâu – đó là nhận định trong cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 6 tháng đầu năm 2010, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho 6 tháng cuối năm. Nhận định của các sở ngành chức năng và UBND TP cho thấy: 6 tháng qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP bằng với thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong 5 năm qua; tất cả các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng khá cao. Trong khi đó, chất lượng sống của người dân vẫn tiếp tục là nỗi thách thức đối với chính quyền TP dù công tác chăm lo cho diện chính sách và người nghèo được quan tâm chu đáo, giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được chú trọng. [1]
Tuy nền kinh tế TP.HCM đạt được những kết quả đáng mừng nhưng kinh tế vẫn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, tình trạng nợ xấu trong các tổ chức tín dụng gia tăng. Bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến chất lượng sống của người dân vẫn đang là nỗi thách thức lớn. Mặc dù TP vẫn tiếp tục đảm bảo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo có tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân được bảo đảm... nhưng tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn TP vẫn còn chậm; tình hình ùn tắc giao thông chưa được cải thiện; ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết. Đặc biệt, việc bố trí mạng lưới vận tải hành khách công cộng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Tình hình thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo. Lực lượng lao động có tay nghề vẫn còn thiếu; công tác đào tạo nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; tồn tại tình trạng thiếu hụt lao động tại các cơ sở sản xuất, các khu chế xuất – khu công nghiệp; vẫn còn tình trạnh chủ doanh nghiệp nợ lương người lao động. Công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ, bộc lộ nhiều hạn chế. [2]
Để nền kinh tế TP tiếp tục phát triển bền vững, đi vào chiều sâu, TP.HCM đề ra 5 nhóm giải pháp lớn. Trong đó, TP tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Với nhóm giải pháp này, TP tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp gắn với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển 4 ngành công nghiệp gồm: cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất, chế biến lương thực - thực phẩm có giá trị gia tăng cao; tập trung phát triển nhanh các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Nhóm giải pháp quan trọng khác là điều hành linh hoạt, thực hiện tốt chính sách tài chính, tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Trong nhóm giải pháp này, TP sẽ quyết liệt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách ở tất cả các ngành cách cấp; tăng cường công tác kiểm tra thuế, xử lý nghiêm các vi phạm về thuế, nhất là thuế VAT; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, gian lận thương mại, đầu cơ buôn lậu.
Kế đến là giải pháp nhằm bảo đảm tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cuối cùng là tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tạo môi trường thuật lợi cho sự phát triển của thành phố. Ở giải pháp thứ 5 này, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục TP.HCM
TPHCM có diện tích tự nhiên 2.093,7 kmP
2
P
, tổ chức thành 24 quận, huyện. Điều kiện kinh tế dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều; vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn. Hệ thống trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và từng bước được cải thiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, ở một số huyện ngoại thành cự ly đến trường của học sinh còn xa (có nơi trên 7 km); riêng huyện Cần Giờ mật độ dân cư còn thấp, giao thông đi lại còn khó khăn.
Theo số liệu điều tra, dân số thành phố đã tăng từ 5 triệu người năm 1998 lên trên 7 triệu người vào tháng 4 năm 2009. Đối tượng phổ cập giáo dục THCS và đối tượng phổ cập bậc trung học tuổi từ 11 đến 21 tuổi là 723.395 người. Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng,…
Tổng số trường học mầm non và phổ thông trong năm học 2009-2010 là 1540 trường với 1.309.538 học sinh, trong đó:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số liệu trường, học sinh, giáo viên năm học 2009 -2010
BẬC SỐ TRƯỜNG SỐ HỌC SINH SỐ GIÁO VIÊN
Mầm non 678 (ngoài công lập 277) 270.841 12.419 Tiểu học 470 (ngoài công lập 35) 472.131 15.379 THCS 242 (ngoài công lập 4) 307.738 14.979 THPT 150 (ngoài công lập 60) 179.880 9.861
GDCN 41 78.948 5.313
[Xem số liệu cụ thể trường lớp, học sinh, đội ngũ, trình độ ở phụ lục số 1, 2, 3, 4]
Trong năm qua, ngành GD TP.HCM đã đạt được một số thành tựu ở nhiều lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục cả nước với 12 sự kiện tiêu biểu của ngành giáo dục mà Bộ GD&ĐT đã công bố, bao gồm: