Các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)

- Chỉ thị 34/2008/CTTTg ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; và

3.2. Các biện pháp

Để nâng cao chất lượng quản lý GDMN qua mạng internet cần thực hiện hệ thống giải pháp. Các giải pháp này liên quan với nhau, được tiến hành đồng thời và đồng bộ với nhau. Việc đề xuất những giải pháp dựa trên sự nghiên cứu thực tiễn về cơ sở vật chất, về năng lực cán bộ quản lý, giáo viên của đơn vị. Những giải pháp được đề xuất phải bảo đảm:

- Nguyên tắc khoa học.

- Nguyên tắc phù hợp với thực tiễn. - Tính khả thi. - Tính hiệu quả. 3.2.1. Đề xuất các biện pháp 3.2.1.1. Nhóm biện pháp tác động vào nhận thức U * Mục tiêu:

+ Làm cho nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý GDMN qua mạng internet thay đổi triệt để, theo đúng xu hướng của công nghệ nói chung. Ngoài việc sử dụng thiết bị CNTT một cách thông thường, cán bộ quản lý cần phải nắm được tác dụng, xu hướng phát triển của CNTT trong tương lai. Nhận thức đúng đắn, dẫn đến thái độ quản lý đúng, đưa đơn vị đi đúng hướng trong việc phát triển ứng dụng CNTT vào công tác quản lý GDMN qua mạng internet. Nhận thức đúng về tác dụng của công tác quản lý GDMN qua mạng internet, lãnh đạo sẽ có những tác động thúc đẩy cán bộ quản lý, giáo viên tăng cường ứng dụng internet vào quản

lý. Thông qua đó, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên về CNTT dần dần được nâng cao, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT ở mức cao hơn.

+ Làm cho nhận thức của cán bộ giáo viên về CNTT nâng cao hơn. Biện pháp này nhằm làm cho cán bộ, giáo viên nắm bắt xu hướng phát triển của CNTT, tác dụng của việc ứng dụng CNTT, một số phần mềm thông thường phục vụ công tác hàng ngày của bản thân.

U

* Nội dung:

- Cán bộ quản lý thường có hai thái độ đối với việc ứng dụng CNTT, đó là chi phí quá mức cho CNTT hoặc không quan tâm đến CNTT. Do đó cần phải có sự thay đổi triệt để trong những quan niệm về CNTT ở những cán bộ quản lý này. Cán bộ quản lý, đặc biệt là lãnh đạo phải hiểu đúng, hiểu rõ về vai trò, tác dụng, hướng phát triển của CNTT để định hướng phát triển CNTT trong đơn vị. Lãnh đạo cần yêu cầu cán bộ, giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT vào công việc ở những công đoạn có thể tin học hóa được. Có hướng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên thành thạo về CNTT, nhạy bén với sự phát triển liên tục của ngành CNTT để định hướng đúng cho sự phát triển của CNTT trong đơn vị. Bản thân lãnh đạo cần thành thạo sử dụng internet để tìm kiếm thông tin cần thiết cho đơn vị, trao đổi thông tin thông qua email. Lãnh đạo cần có được tầm nhìn, có được cái nhìn tổng quát để nhận biết ngay được thông tin nào là hữu ích cho đơn vị.

- Một cách nhận thức khác khá phổ biến là coi ứng dụng CNTT nói chung và công tác quản lý GDMN qua mạng internet nói riêng là một vấn đề khó, cần những người có tri thức về CNTT có thể mới sử dụng được. Chính vì thế, thường lãnh đạo rất ngại khi sử dụng CNTT trong công việc. Mặc dù đã được hướng dẫn sử dụng nhưng một số lãnh đạo vẫn không trực tiếp sử dụng mà giao cho chuyên viên CNTT thực hiện. Điều này làm cho cán bộ lãnh đạo không thành thạo sử dụng CNTT ở mức độ sử dụng phổ thông. Càng ngày CNTT càng phát triển, mức độ phức tạp cao, càng khó chinh phục, mà lãnh đạo lại không thay đổi quan niệm nên càng khó tiếp cận. Nếu lúc nào lãnh đạo phải nhờ đến chuyên viên thực hiện hộ sẽ làm cho lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào chuyên viên CNTT, không chủ động được trong công việc. Còn có những lãnh đạo phải nhờ người khác gửi thư, gửi tài liệu qua internet. Thực tế này làm cho một số người có kiến thức về CNTT phải làm khá nhiều việc liên quan đến CNTT trong đơn vị dẫn đến quá tải công việc cho cá nhân người đó. Do vậy, cán bộ quản lý cần phải nắm được những nội dung sau:

+ Về tác dụng của CNTT: một số cán bộ lãnh đạo còn chưa thấu hiểu, chưa thấy hết được tác dụng của CNTT trong trao đổi thông tin, chưa thấy được khả năng xử lý thông

tin của máy tính, đặc biệt là các chương trình ước lượng và kiểm định trong quá trình ra quyết định quản lý. Mạng internet là một công cụ truyền thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, là một kho thông tin khổng lồ, một nguồn tri thức quý giá. Phải coi thông tin trên mạng internet là một tài nguyên và phải khai thác tài nguyên đó một cách hợp lý, có ích cho công việc của đơn vị. Thông qua mạng internet, lãnh đạo có thể thực hiện công việc chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của cả hệ thống.

+ Về thái độ đối với việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Những kỹ thuật mới thường được ứng dụng vào công việc một cách khó khăn, chậm chạp. Tâm lý chung của nhiều người là ngại thay đổi, ngại tìm kiếm và ứng dụng những kỹ thuật mới, những kỹ thuật hiện đại. Có những cách suy nghĩ đó là vì dùng kỹ thuật mới và hiện đại phải tìm hiểu về nó trong điều kiện còn phần nào khó khăn về kinh tế, thiết bị còn thiếu thốn, bận bịu về công việc và một tâm lý cơ bản là cách làm cũ vẫn có những hiệu quả nhất định. Tâm lý này còn tồn tại trong một số lãnh đạo nên một số cán bộ giáo viên ngại ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Nếu việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy có kết quả tốt thì được khen thưởng, nhưng nếu không đạt kết quả thì lại bị cho rằng chơi trội, hiếu thắng. Mà lãnh đạo lại không thấu hiểu rằng khi sử dụng những kỹ thuật mới luôn luôn có sự mày mò, chập chững, chưa có ngay được kết quả thỏa đáng. Ban đầu việc ứng dụng kỹ thuật mới trong công việc sẽ chậm hơn so với làm việc theo cách thức truyền thống vì còn phải thử nghiệm, còn phải tập làm chủ kỹ thuật, mà nhiều kỹ thuật mới lại không có tài liệu hướng dẫn. Thường lãnh đạo không hài lòng về sự chậm trễ này. Vì thế lãnh đạo cần có thái độ đúng đắn với cán bộ giáo viên trong việc ứng dụng kỹ thuật mới vào quản lý và giảng dạy.

Nhận thức là yếu tố quan trọng trong hoạt động. Nhận thức đúng đắn thì hành động đúng hướng và phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển. Lãnh đạo nhận thức và hành động đúng thì tất yếu cán bộ dưới quyền sẽ có nhận thức và hành động phù hợp, có những ứng dụng tốt trong việc làm của bản thân.

U

* Cách thực hiện:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và quản lý.

- Phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về CNTT của Chính phủ và của ngành.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác quản lý GDMN qua mạng internet đến cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội. Tạo sự thống nhất giữa các cấp, tạo điều kiện thuận lợi và tạo sự ủng hộ từ nhiều phía. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, ngành trong thực hiện công tác quản lý GDMN qua mạng internet.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể việc quản lý GDMN qua mạng internet.

- Tổ chức tập huấn, triển khai, quán triệt tinh thần các chủ trương, chính sách về việc QLGDMN qua mạng internet đến từng cán bộ quản lý, GV, phụ huynh.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)