Phương pháp quản lý GDMN qua mạng internet

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)

- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là

1.4.4.2.Phương pháp quản lý GDMN qua mạng internet

+ Phương pháp kế hoạch hóa: dùng để quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, xây dựng chiến lược, xây dựng chương trình mục tiêu, lập chỉ tiêu kế hoạch, tính toán cân đối tổng thể liên ngành, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch…

+ Phương pháp thống kê: dùng để điều tra, phân tích, thu thập thông tin, xử lý thông tin, đánh giá tốc độ phát triển qua các phương pháp: chỉ số, số bình quân, hệ số tương quan…

+ Phương pháp toán học hóa: dùng để lập chương trình kế toán hóa qua hệ thống máy điện toán, lập ma trận, sơ đồ mạng, vận trù học… trong quản lý điều hành của Nhà nước.

+ Phương pháp giáo dục - tâm lý – xã hội học: dùng để nghiên cứu những vấn đề xã hội và tâm lý nhằm suy tôn những người có công lao trong quản lý nhà nước như: khen thưởng thi đua, tặng thưởng huân chương, huy chương, các danh hiệu… Phương pháp giáo dục – tâm lý là tổng thể những tác động đến trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Mục đích của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng cũng như trình độ thực hiện nhiệm vụ của đối tượng quản lý; đồng thời chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần tự chịu trách nhiệm, không khí đoàn kết – lành mạnh… trong tổ chức quản lý khi thực hiện nhiệm vụ do chủ thể quản lý đặt ra. Trong quá trình quản lý phương pháp này được sử dụng nhiều; một mặt là do đặc điểm của môi trường hoạt động giáo dục, mặt khác do tính hiệu quả cao của phương pháp này. Cơ sở khách quan của phương pháp giáo dục – tâm lý là các quy luật nhận thức – tư duy, quy luật tâm lý – giáo dục – xã hội; trong khi đó hoạt động quản lý lại diễn ra trong môi trường giáo dục, chính vì thế phương pháp này được sử dụng nhiều trong QL ở các cơ quan giáo dục.

+ Phương pháp sinh lý học: dùng để nghiên cứu các điều kiện lao động của con người trong cơ quan làm sao cho phù hợp với sinh lý của học, tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, từ đó góp phần tăng hiệu năng công tác.

+ Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức: là sự tác động về tinh thần và tư tưởng đối với con người để họ giác ngộ lý tưởng, hình thành ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức…

+ Phương pháp tổ chức: là cách thức đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương. Cần phải có quy chế, quy trình, nội quy hoạt động cho cơ quan, bộ phận, cá nhân và phải cương quyết thực hiện, phải kiểm tra và xử lý kết quả đã kiểm tra một cách dân chủ, công bằng, thưởng phạt phân minh.

+ Phương pháp kinh tế: là cách thức chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động gián tiếp đến khách thể quản lý (con người) dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế (lương, thưởng, phụ cấp, chính sách xã hội…) làm cho các khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý.

+ Phương pháp hành chính – pháp luật: là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể QL lên khách thể bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc. Mệnh lệnh này có tính đơn phương thuộc chủ thể QL và tính chấp hành vô điều kiện của khách thể QL. Phương pháp hành chính – pháp luật là tổng thể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể QL đến đối tượng bị QL dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực của Nhà nước. Đặc trưng của phương pháp này là sự sử dụng công cụ pháp luật của chủ thể QL. Quan hệ ở đây là quan hệ giữa quyền uy và phục tùng; giữa cấp trên và cấp dưới; giữa cá nhân và tổ chức. Có nhiều công cụ để thực hiện phương pháp này, đó là sử dụng: luật GD, điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức hoạt động, quyết định, nghị quyết, chỉ thị, các văn bản hành chính…

Để thực hiện phương pháp này cần phải đảm bảo các yêu cầu

Xác định rõ căn cứ khoa học của quyết định hành chính. Cân nhắc đầy đủ các lợi ích của hệ quản lý và bị quản lý, khi thực hiện quyết định tránh trường hợp chỉ nghĩ đến lợi ích của chủ thể quản lý.

 Nắm vững thực trạng của đối tượng quản lý đảm bảo có những thông tin đầy đủ về vấn đề liên quan đến quyết định.

Gắn quyền hạn trách nhiệm của người ra quyết định với những cá nhân đơn vị được phân công thực hiện quản lý.

 Quyết định phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu, có địa chỉ của người thực hiện và kèm theo thời gian thực hiện quyết định đó.

Tuy vậy phương pháp này còn có những nhược điểm cần phải khắc phục, đó là: dễ gây tình trạng hành chính quan liêu, nặng về mặt giấy tờ, quyết định không đủ căn cứ, thiếu những thông tin cần thiết gây tổn thất cho tổ chức.

 Trong bốn phương pháp trên, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước hiện nay thì phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức được nổi lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. Phương pháp tổ chức hết sức quan trọng. Phương pháp kinh tế là phương pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nước. Phương pháp hành chính là rất cần thiết nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn. Tất cả các phương pháp quản lý hành chính có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)