Nhóm biện pháp tạo động lực

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 109)

- Chỉ thị 34/2008/CTTTg ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; và

3.2.1.4. Nhóm biện pháp tạo động lực

U

* Mục tiêu:

- Trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet rất cần sự động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên. Cần phải hiểu rằng ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy đang trong những bước đi ban đầu, nên chắc chắn sẽ có những khó khăn. Nhưng nếu thấy khó khăn mà ngại không dám thực hiện thì đơn vị đó sẽ tụt hậu so với xã hội, so với những đơn vị khác và làm ảnh hưởng cả một hệ thống quản lý. Nếu bắt đầu càng sớm, đơn vị sẽ càng có nhiều thời gian thử nghiệm hơn, cán bộ giáo viên càng có nhiều kinh nghiệm thực tế. Khi kỹ năng đó được nhân rộng, trình độ CNTT của cán bộ giáo viên trong ngành được nâng cao, khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý lại càng được đẩy mạnh, hiệu quả quản lý càng được nâng cao.

- Do đó, cần có sự thông cảm nếu cán bộ giáo viên không thành công trong ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Một kỹ thuật mới khi được ứng dụng vào thực tế công việc tất yếu sẽ có những trục trặc nhất định. Điều đó không tránh khỏi. Như vậy sự không thành công của cán bộ giáo viên là dễ hiểu. Lãnh đạo nên có sự thông cảm với thất bại của cán bộ giáo viên dưới quyền. Nên chia sẻ chân tình, động viên cán bộ giáo viên tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để có thể thực hiện tốt hơn vào lần sau. Nên có những định hướng cho cấp dưới để cấp dưới xác định đúng hướng, không mất thời gian tìm hiểu, nghiên cứu.

U

Phương pháp kích thích là tổng thể những tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, tinh thần nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức.

- Động viên, khen thưởng, kích thích bằng vật chất: thể hiện qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác …

- Động viên, khen thưởng, kích thích bằng tinh thần: nêu gương, giới thiệu điển hình, phong danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà quản lý xuất sắc, tạo điều kiện được học tập nâng cao trình độ…

Cần có sự thống nhất giữa hai loại kích thích vật chất và tinh thần để thúc đẩy và nâng cao tính tích cực lao động của đối tượng quản lý.

U

* Cách thực hiện:

- Tôn trọng nhân cách của đối tượng quản lý, điều này làm họ cảm thấy được trân trọng và họ sẵn sàng làm hết sức mình vì công việc chung.

- Chú trọng việc phân tích cơ sở khoa học của các quyết định quản lý, tạo ra sự thống nhất trong quan niệm và hành động của các thành viên trong tổ chức. Nếu các quyết định đưa ra không phù hợp với thực tế, sẽ làm đối tượng quản lý hoang mang, mất lòng tin, chán nản và chống đối.

- Thuyết phục bằng lý trí – tình cảm, xây dựng lòng tin giữa chủ thể quản lý và đối tượng chịu sự quản lý.

- Hình thành truyền thống của tổ chức và niềm tự hào về truyền thống đó, đây là một động lực tinh thần mạnh mẽ giúp mọi người đoàn kết, thống nhất ý chí thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- Tạo văn hoá trong tổ chức, trong đó có văn hóa quản lý giúp mọi người luôn cảm thấy vui vẻ, tin tưởng, thoải mái, thân thiện làm việc cùng nhau. Lúc nào cũng được động viên, khuyến khích giúp đỡ vượt qua khó khăn.

- Hàng năm sẽ tổng kết và tuyên dương, khen thưởng những cán bộ, giáo viên, đơn vị có nhiều đóng góp trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet. Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức nêu gương, giới thiệu điển hình, nhân rộng các mô hình thành công trong việc quản lý GDMN qua mạng internet.

- Có chế độ chính sách thỏa đáng khuyến khích cán bộ giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ tin học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)