Một số CB/GV chưa có ý thức nâng cao trình độ, kiến

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 90)

- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là

10.Một số CB/GV chưa có ý thức nâng cao trình độ, kiến

Khó khăn trong việc QL GDMN qua mạng internet 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Kế hoạch đồng bộ, nhất quán và tập huấn đầy đủ về công tác QLGDMN qua mạng, sự ủng hộ quan tâm chỉ đạo của các cấp, nhận thức tầm quan trọng, cơ chế phối hợp có tỷ lệ không đồng ý rất cao, đây không phải là khó khăn, mà đây là thuận lợi – phù hợp với kết quả phân tích phần thuận lợi ở trên.

Nhiều nội dung chưa hiểu rõ, trình độ tin học, hiệu quả các lớp tin học, hạn chế của việc sử dụng internet, chưa có ý thức nâng cao trình độ: chiếm tỷ lệ đồng ý cao, đây là những khó khăn khi quản lý GDMN qua mạng internet. Khó khăn lớn nhất là những hạn chế của internet (61.9%) (như mạng hay bị rớt, chậm…), tiếp đến là khó khăn vì một số CB/GV chưa có ý thức nâng cao trình độ, kiến thức (57.4%).

Nhiều nội dung chưa hiểu rõ đã được BGH, GV, PH chọn là khó khăn cao nhất. Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu đều được TMN, BGH, GV, PH chọn là khó khăn cao nhất.

Nội dung: nhiều nội dung chưa hiểu rõ; trình độ tin học chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc QL qua mạng internet; khó khăn vì những hạn chế của việc sử dụng internet được khảo sát trên 5 đối tượng (PMN, TMN, BGH, GV, PH).

Nội dung: hiệu quả các lớp bồi dưỡng tin học chưa cao; thiếu sự ủng hộ quan tâm chỉ đạo của các cấp được khảo sát trên 4 đối tượng (PMN, TMN, BGH, GV).

Nội dung: kế hoạch chưa đồng bộ, chưa nhất quán; chưa được tập huấn đầy đủ về công tác QL GDMN qua mạng; cơ chế quản lý, phối hợp giữa các cấp còn nhiều bất cập; một số CB / GV chưa có ý thức nâng cao trình độ, kiến thức được khảo sát trên 3 đối tượng (PMN, TMN, BGH).

Bảng 2.27. và biểu đồ 2.24.

Khó khăn trong việc quản lý và thực hiện GDMN qua mạng internet.

* Các đối tượng đã nêu một số khó khăn khác như: trang web trường chưa được nâng cấp, một số CB-GV chưa có điều kiện trang bị máy tính cá nhân; GV có tuổi nên rất sợ học vì tiếp thu chậm; một số nhóm lớp MNTT chưa nối mạng internet, nhóm lớp đông, cơ sở thuê mướn thiếu thốn, nhân sự biến động, khó quản lý; GV không có thời gian nâng cao trình độ tin học vì bận sổ sách, chăm sóc trẻ…

Nguyên nhân khác

- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

- Tuy CNTT mang lại nhiều tiện ích cho việc quản lý và giảng dạy nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng hoặc cho quá trình quản lý như là mất điện, máy bị treo, bị virus...

- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của GVMN còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng sẽ là khó khăn cho những GVMN đã có tuổi thậm chí có người còn né tránh, làm đại cho xong.

- Việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học ở GDMN còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.

- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống quản lý Nhà nước, vì vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực và sử dụng đồng thời nhiều giải pháp công nghệ khác nhau.

- Thiếu đội ngũ nhân lực CNTT có sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ cả về số lượng và chất lượng trong ngành GDMN.

- Vẫn còn một tỷ lệ ý kiến nhất định chưa thực sự đồng thuận cao, có thể do tâm lý ngại thay đổi (lớn tuổi), hoặc trình độ tin học chưa cao, chưa hiểu sâu những kỹ thuật mới, chưa xử lý được về mặt kỹ thuật khi gặp sự cố nên dễ nản.

2.4.4. Ý kiến của các đối tượng tham gia điều tra (PMN, TMN, BGH, GV, PH) đối với việc quản lý GDMN qua mạng internet với việc quản lý GDMN qua mạng internet

2.4.4.1. Về công tác chỉ đạo của Phòng GDMN / Tổ MN / BGH:

QLGDMN qua mạng internet hiện nay đã rất sâu sát và chặt chẽ, đề nghị vẫn tiếp tục duy trì và phát huy. Tiếp tục ban hành tất cả các văn bản về QL, chuyên môn, sử dụng số liệu thống kê – báo cáo định kỳ trên website. Các thông tin liên lạc hiện nay giữa phòng MN, TMN, BGH các trường đã ổn định và đi vào nề nếp tốt, việc nhận gửi thông tin kịp thời, giảm tải được hồ sơ sổ sách quản lý của đội ngũ.

Rất cần thiết triển khai QLGDMN qua mạng, rất tiện lợi trong việc phối hợp giữa các cấp có liên quan cũng như giữa giáo viên và nhà trường với phụ huynh, giúp sự liên lạc giữa trường và PH nhanh chóng, đỡ tốn thời gian tiền bạc, chính xác, nên áp dụng rộng rãi.

Cần mở thêm lớp bồi dưỡng về QL GDMN qua mạng internet để tăng cường trình độ tin học, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng trong việc QL cho CBQL MN.

Các đơn vị cần thường xuyên cập nhật thông tin qua mạng để nắm bắt thông tin kịp thời; mạnh dạn báo cáo qua mạng để giảm tải văn bản in, phát huy tác dụng của việc quản lý GDMN qua mạng, nâng cao năng lực cán bộ QL…

Tham mưu tăng cường đầu tư trang thiết bị và nâng cấp đường truyền, dung lượng trang web. Cần có biện pháp giải quyết khó khăn trong việc QLGDMN qua mạng internet ở các nhóm lớp, bởi vì các nhóm lớp trẻ rất đông, nhân sự lại hay thay đổi, điều kiện cơ sở vật chất thiếu, không có mạng internet, không thể thường xuyên nhận chỉ đạo qua mạng; cản trở việc quản lý.

Nên cho mỗi trường có quyền quản trị trang web độc lập, có địa chỉ đơn giản, dễ nhớ. Nên có 1 bộ phận chuyên trách IT, nếu để GV làm thì quá tải, không hiệu quả vì trách nhiệm của cô trong CSGD trẻ đã quá nặng nề.

2.4.4.2. Về trang web GDMN Sở hiện nay: (hình thức, nội dung, chất lượng, hiệu quả…) quả…)

Trang web có hình thức khá đẹp, trang nhã, phù hợp thẩm mỹ của ngành, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm, nắm bắt thông tin và các văn bản chỉ đạo, kịp thời và hiệu quả cao tuy nhiên đôi khi hay rớt mạng, đường truyền chậm. Cần tiếp tục duy trì, cần tăng dung lượng để chất lượng tốt.

Cần tiếp tục thực hiện data dinh dưỡng “trang của bé” giúp đơn vị chủ động cập nhật mặc dù trang web dinh dưỡng này GV nhập mất thời gian, phụ huynh chưa quan tâm nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tăng cường hình ảnh để các trang tin thu hút và rõ ràng hơn.

Nên có mã số học sinh để chuyển tiếp việc theo dõi quá trình học tập phát triển của trẻ được liên tục từ MN đến hết phổ thông.

Xem xét lại hiệu quả của chức năng tìm kiếm văn bản cũ vì khi gõ tên văn bản, hoặc dùng từ khóa vẫn tìm không ra; cần có chức năng download văn bản.

Cần đơn giản hóa đường dẫn vào trang web để bớt thao tác vì hiện nay đăng nhập phức tạp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 90)