- Chỉ thị 34/2008/CTTTg ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; và
3.2.1.5. Nhóm biện pháp quản lý sự phối hợp
U
* Mục tiêu:
- Tạo sự thống nhất trong quản lý, tránh sự chồng chéo trong hoạt động. - Tận dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều bộ phận, các các cấp.
- Giúp nắm bắt những thay đổi trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet để từ đó có những điều chỉnh kịp thời đồng thời cũng để tạo ra cơ hội hỗ trợ về nhân sự, cơ sở vật chất.
- Bên cạnh đó, việc phối hợp này cũng giúp cho các đơn vị giáo dục học tập thêm nhiều kinh nghiệm của các đơn vị khác trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet.
- Quản lý tốt sự phối hợp sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên và toàn xã hội đối với vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý GDMN qua mạng internet.
U
* Nội dung:
Việc thiết lập mối quan hệ giữa ngành GDMN với các lực lượng giáo dục khác sẽ tạo ra sự thống nhất đồng bộ về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp quản lý, nhằm phát triển một cách có hệ thống cách thức quản lý GDMN qua mạng internet.
Quản lý tốt sự phối hợp giữa các lực lượng sẽ giúp huy động tiềm năng vật chất, kinh phí và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giáo dục mầm non nói chung và công tác quản lý GDMN qua mạng internet nói riêng.
Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa P.MN Sở, Tổ MN P.GD&ĐT và các đơn vị giáo dục.
Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp có liên quan trong việc quản lý GDMN qua mạng internet. Huy động sự đóng góp nhân tài, vật lực, trí tuệ, tinh thần của các tổ chức, cá nhân trong công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong xây dựng mạng giáo dục và trong công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu xã hội.
U
* Cách thực hiện:
- Chỉ đạo Tổ MN, BGH và giáo viên các trường phải phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet, có sự thống nhất trong chỉ đạo từ các cấp, tránh trường hợp cấp dưới muốn đổi mới cách thức quản lý, muốn ứng dụng CNTT nhưng lại vướng rào cản ở cấp trên không cho phép, gây khó dễ.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục để có sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí.
- Cần xã hội hóa giáo dục trong việc mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc quản lý GDMN qua mạng internet. CBQL cần khéo léo huy động các nguồn lực để trang bị cơ sở vật chất cũng như sự hỗ trợ về kỹ thuật khi gặp khó khăn trong quá trình quản lý GDMN qua mạng internet.
- Tuyên truyền, phối hợp với gia đình việc theo dõi thông tin của trẻ và của ngành MN qua internet. Kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật (tin học) của phụ huynh khi cần.
- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài để thông tin tới xã hội và toàn thể phụ huynh các chủ trương của ngành về đổi mới cách thức quản lý.
- Đặc biệt, phối hợp với Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục của Sở GD&ĐT để hoàn thiện dần trang web, cải thiện đường truyền, tăng dung lượng upload, tăng tốc độ download, điều chỉnh phần mềm Data dinh dưỡng, bồi dưỡng các trường mầm non thực hiện ứng dụng chương trình Mindjet-Mindmanager vào việc soạn giáo án và xây dựng kế hoạch giáo dục, quản lý nhà trường…
- Phối hợp với phòng GD-ĐT các quận huyện và các đơn vị cơ sở trong việc tiếp nhận nhu cầu, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai các ứng dụng trên mạng…
- Trong công tác quản lý GDMN qua mạng internet, cần phải quản lý tốt sự phối hợp với các lực lượng khác để tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ các công ty, tổ chức để nâng cấp mở rộng đường truyền internet, trang bị máy vi tính, triển khai các phần mềm thiết thực...
- Đặc biệt, phối hợp với trường sư phạm để đào tạo sinh viên ngoài việc thành thạo kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ, cần phải thành thạo kỹ năng ứng dụng CNTT.