Nội dung quản lý GDMN qua mạng internet

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

- Chức năng kiểm tra: U là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức Kiểm tra là

1.4.2. Nội dung quản lý GDMN qua mạng internet

Quản lý nhà nước đối với các cấp QL đào tạo gồm bốn nội dung chủ yếu sau:

+ Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo, lập pháp và lập quy cho các hoạt động giáo dục và đào tạo, thực hiện quyền hành pháp trong quản lý giáo dục.

+ Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

+ Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

+ Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tập trung vào việc tổ chức và chỉ đạo một cách có hiệu quả việc chăm sóc và GD trẻ, mọi hoạt động của trường MN đều phải hướng vào nhiệm vụ trọng tâm này.

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu số lượng và chất lượng GDMN, chất lượng giáo dục là điều kiện quan trọng bậc nhất để thu hút trẻ đến trường, không có chất lượng tốt thì khó đảm bảo về số lượng.

Nội dung quản lý cụ thể như sau: - UHệ thống thông tin về trẻ:Ugồm: + Các thông tin về cá nhân

+ Các thông tin về quá trình học tập, sức khỏe + Các thông tin về gia đình

+ Các thông tin về địa phương

- UHệ thống thông tin về giáo viên, cán bộ, công nhân viên:Uquản lý thông tin này nhằm kiện toàn bộ máy quản lý - lãnh đạo thống nhất; xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, CNV có tay nghề vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu trẻ. Hệ thống thông tin này gồm:

+ Các thông tin chung cá nhân (cố định) + Các thông tin về quá trình (biến đổi) + Các thông tin hỗ trợ

Hồ sơ: là một tập các thông tin quản lý về một cán bộ trong ngành GD&ĐT, gồm thông tin cá nhân (họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, số hiệu công chức, CMND...), trình độ,...

Thông tin quá trình: là các thông tin lưu lại dấu vết về các quá trình gắn với một hồ sơ, với 1 cán bộ (quá trình công tác, hưởng lương,..). [70]

- UHệ thống thông tin về nội dung chương trình, chuyên mônU:

Hệ thống thông tin về chuyên môn: soạn kế hoạch giảng dạy, thiết kế hoạt động theo chương trình mới, soạn giáo án điện tử (UD CNTT vào giáo án), dự giờ, thanh kiểm tra.

Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, tập huấn chương trình.

Phê duyệt kế hoạch hoạt động chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung, thống nhất mọi công việc nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học và kế hoạch chung của ngành.

Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

- UHệ thống thông tin về pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước

Gồm những chiến lược, đường lối chính sách, văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sự phát triển của xã hội, GD nói chung và GDMN nói riêng. Quản lý hệ thống này giúp việc quản lý GDMN đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- UHệ thống thông tin về cơ sở vật chất, thiết bịU: quản lý thông tin này giúp cho công tác chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả.

- UHệ thống thông tin về tài chínhU: gồm: + Nguồn kinh phí

+ Các chứng từ + Báo cáo tài chính

Quản lý hệ thống này giúp việc quản lý GDMN được thuận lợi, có kinh phí thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng trường lớp đạt chất lượng, chăm lo tốt cho đời sống của GV-CNV giúp họ yên tâm công tác, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.

Hệ thống thông tin này giúp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN. Thông qua các hoạt động thực tiễn, các phương tiện thông tin đại chúng và tạp chí của ngành để tuyên truyền về kết quả và giải pháp phát triển GDMN của địa phương; sưu tầm, phát hành các ấn phẩm về GDMN tại cơ sở để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho cha mẹ. Nơi nào có điều kiện, có thể xây dựng trang Web để phụ huynh trao đổi học tập về cách nuôi dạy con tại gia đình, để phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với xã hội, đồng thời tích cực huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho GDMN.

Nhiều hình thức tuyên truyền phong phú đã được áp dụng trong nhà trường và ngoài cộng đồng như sau:

- Tuyên truyền trong nhà trường:

+ Bảng tin: được trang trí hình ảnh, màu sắc hấp dẫn, các tin được đánh máy trên nền giấy màu, cỡ chữ lớn dễ nhìn, được ép nhựa đẹp đã gây sự chú ý của người xem. Các tin nóng về các dịch bệnh, các thông báo của nhà trường, của lớp với phụ huynh…cũng được cập nhật thường xuyên…

+ Phát thanh: các thông tin cần biết đều đến được với phụ huynh và được ghi nhớ rất hiệu quả do được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các giờ đón và trả trẻ.

+ Khẩu hiệu, bandrol tuyên truyền theo chủ đề của năm học như: “Sống có trách nhiệm”, “Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển”, “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Hưởng ứng tuần lễ vệ sinh và nước sạch”, “Tháng an toàn giao thông”… được đặt ở các vị trí trang trọng, tạo sự tập trung chú ý của nhiều người.

+ Trao đổi trực tiếp với phụ huynh tình hình của trẻ vào giờ đón, trả trẻ.

+ Sổ bé ngoan (dùng cho mẫu giáo), sổ liên lạc (dùng cho nhà trẻ): Hàng tháng và hàng quý giáo viên ghi chép tóm tắt tình hình phát triển của trẻ, thông báo đến bố mẹ các tiến bộ hoặc các vấn đề mà cô giáo cần yêu cầu phụ huynh phối hợp để giáo dục và nuôi dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt.

+ Họp phụ huynh định kỳ: hàng năm trường họp phụ huynh ít nhất 3 lần: vào đầu năm, học kỳ 1 và cuối năm để thông tin các vấn đề của trường lớp, bàn bạc các việc cần giải quyết, góp ý giúp nhà trường nâng chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ.

+ Thông qua các buổi họp này nhà trường vận động phụ huynh góp sức thực hiện các công trình phụ huynh trong trường và ở từng lớp, giúp trường hoàn thiện dần các hạng mục

cơ sở vật chất, giúp nâng cao chất lượng sống của trẻ tại trường và tăng điều kiện làm việc cho giáo viên.

+ Tư vấn cho phụ huynh có con đang có vấn đề về sức khỏe, về tâm lý…

+ Tổ chức tham quan: Nhà trường mời phụ huynh tham quan, dự các sinh hoạt của lớp như: xem giờ hoạt động chơi, giờ ăn, giờ ngủ; tham quan hoạt động bếp ăn; tham dự các chuyên đề của nhà trường…Qua đó, phụ huynh biết cụ thể về cách chăm sóc của cô giáo đối với các cháu, hiểu thêm về cách giáo dục, các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện. Và cũng từ sự hiểu biết, cảm thông đó phụ huynh đã phối hợp tích cực, giúp đỡ nhà trường nuôi dạy các cháu hữu hiệu.

+ Xây dựng “Mái nhà xanh” ở một số trường MN: Đây là nơi cho các trẻ chưa đi học đến vui chơi và làm quen với môi trường mới trước khi vào trường mầm non.

+ Một số trường được phụ huynh hỗ trợ thiết kế trang web của lớp để giáo viên và phụ huynh có thể liên lạc thường xuyên nhằm trao đổi, theo dõi các hoạt động của trẻ cũng như tìm hiểu các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Tuyên truyền ngoài cộng đồng:

+ Phát thanh trong cộng đồng dân cư: Nhà trường gửi các bài tuyên truyền cho UBND phường, xã để đưa các tin hoạt động của trường như: kế hoạch nhận trẻ, cách phòng chống lây lan dịch bệnh, vận động đưa trẻ đến trường, chủng ngừa…

+ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: viết bài cho các tờ báo có nhiều bạn đọc hoặc báo dành cho đối tượng trẻ em, cha mẹ; trả lời phỏng vấn của báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh về các vấn đề về nuôi dạy trẻ, các khó khăn của ngành, những việc làm tốt để định hướng dư luận, để vận động sự đồng thuận, sự tham gia góp sức của mọi cơ quan, tổ chức, đoàn thể, của lãnh đạo và chính quyền các cấp … để ngành học mầm non phát triển và bền vững.

+ Sử dụng hệ thống website của ngành, trường, lớp để đưa tin các hoạt động... (truy cập website của Sở đề vào trang “Giám sát tình trạng dinh dưỡng”), phụ huynh sẽ có thông tin về con mình như: Kết quả cân nặng, đo chiều cao và phân loại tình trạng dinh dưỡng; kết quả khám sức khỏe định kỳ, hình ảnh hoạt động của trẻ; các bài thơ, bài hát để trò chuyện và dạy trẻ tại gia đình; thông qua diễn đàn, cô giáo có thể tư vấn cho phụ huynh để giúp trẻ phát triển, ngược lại phụ huynh cũng có thể trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ và đưa hình ảnh hoạt động của trẻ…

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục mầm non qua mạng internet ở thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)