I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC.
1. Hoàn cảnh ra đời cỏc Đặc khu kinh tế:
1.3. Cải cỏch mở cửa và thành lập Đặc khu kinh tế – quyết định đỳng đắn
của cỏc nhà lónh đạo Trung Quốc.
Để giải đỏp những vấn đề trờn, Đảng Cộng sản Trung Quốc đó tổ chức rất nhiều cuộc họp nhằm nghiờn cứu và tỡm ra mụ hỡnh cải cỏch tối ưu,
phự hợp với tỡnh hỡnh đất nước. Sứ mệnh và vai trũ lịch sử của những nhà lónh đạo Trung Quốc là định ra hướng đi đỳng đắn nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất cho sự phỏt triển phồn vinh của dõn tộc. Với sự trở lại chớnh trường của nhà chớnh trị tài ba Đặng Tiểu Bỡnh vào năm 1978, Trung Quốc đó cú những thay đổi mang tớnh đột phỏ trong đường lối phỏt triển kinh tế. ễng cho rằng: “Nõng cao trỡnh độ khoa học kỹ thuật của chỳng ta, lẽ dĩ nhiờn là phải dựa vào sự nỗ lực của bản thõn chỳng ta, cần phải phỏt triển sự sỏng tạo của bản thõn chỳng ta, cần phải kiờn trỡ phương chõm: độc lập, tự chủ, tự lực cỏnh sinh. Nhưng, độc lập tự chủ khụng phải là đúng cửa tự thủ, tự lực cỏnh sinh khụng phải là sự bài xớch một cỏch mự quỏng… Chỳng ta cần phải tớch cực triển khai hoạt động giao lưu học thuật với quốc tế, tăng cường việc giao lưu hữu nghị và hợp tỏc khoa học với giới khoa học của cỏc nước trờn thế giới”. Xuất phỏt từ quan điểm này, Hội nghị Trung ương 3 khoỏ XI (13/12/1978) Đảng Cộng sản Trung Quốc đó quyết định chuyển trọng tõm cụng tỏc của đất nước sang xõy dựng kinh tế với khẩu hiệu: “Đối ngoại mở cửa, đối nội làm ăn phỏt triển kinh tế”.
Chớnh sỏch mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc cú thể coi là sỏng suốt và đún được thời cơ, bởi vỡ ở vào thời điểm cuối những năm 70, cỏc nước TBCN đang lõm vào tỡnh trạng thừa vốn và kỹ thuật, trong khi cỏc nước thuộc thế giới thứ ba vẫn chưa sẵn sàng để tiếp nhận luồng tư bản đú. Việc mở cửa của Trung Quốc đó tận dụng tối đa thời cơ này để thu hỳt đầu tư nước ngoài vào một thị trường cú nguồn lao động rẻ và tài nguyờn thiờn nhiờn phong phỳ. Song, với một đất nước rộng lớn cú diện tớch đứng thứ 3 thế giới (khoảng 9,6 triệu km2 đất liền) thỡ việc mở cửa ồ ạt là rất nguy hiểm, vỡ giữa cỏc vựng cú sự phỏt triển kinh tế chờnh lệch nhau, khụng thể ỏp dụng cỏc chớnh sỏch mở cửa một cỏch thống nhất, mà cần cú sự chọn lọc và thử nghiệm ở phạm vi hẹp
tại một số vựng cú điều kiện tự nhiờn và điều kiện kinh tế đặc thự, lấy đú làm cơ sở thỳc đẩy sự phỏt triển cỏc vựng khỏc.
Cũng vào thời điểm đú, những thành cụng liờn tiếp của hàng loạt cỏc khu kinh tế tự do trờn thế giới _ những khu kinh tế được thành lập từ thập niờn 60 – 70 của thế kỷ XX _ đó ảnh hưởng rất nhiều đến ý tưởng mở cửa của cỏc nhà lónh đạo Trung Quốc. Cỏc vựng kinh tế đặc biệt được xỏc định là một phần quan trọng trong chớnh sỏch mở cửa đối ngoại của đất nước này. Thỏng 4/ 1979, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đó quyết định thành lập cỏc vựng thương mại đặc biệt theo điều kiện thử nghiệm - đú chớnh là cỏc Đặc khu kinh tế.
Đặc khu kinh tế là cỏc vựng xõy dựng kinh tế theo hệ thống chớnh sỏch đặc biệt dựa trờn ưu thế, vị trớ, vai trũ của khu vực đú. Mở cửa đặc khu, nhận đầu tư nước ngoài là chủ trương đỳng, phự hợp với thực tế khỏch quan và đỏp ứng được lũng dõn. Điều đú được chứng minh và khẳng định dần qua quỏ trỡnh “thớ nghiệm”, mạnh dạn thực hiện và rỳt kinh nghiệm từng bước ở cỏc ĐKKT. Đõy khụng phải là vựng đất do tư bản nước ngoài tự chọn đầu tư. Nú là kết quả nghiờn cứu, khảo sỏt và quyết định của Trung ương Đảng và chớnh phủ Trung Quốc.
Thỏng 7/1979, Trung Quốc quyết định thành lập thớ điểm Khu mậu dịch tự do Thõm Quyến.
Ngày 26/8/1980, Quốc hội Trung Quốc khoỏ V phờ chuẩn và cụng bố thực hiện “Điều lệ xõy dựng Đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đụng” bao gồm Thõm Quyến, Chu Hải, Sỏn Đầu.
Thỏng 10/1980, Quốc vụ viện Trung Quốc thụng qua quyết định xõy dựng Đặc khu kinh tế Hạ Mụn (tỉnh Phỳc Kiến) theo quy định của điều lệ trờn. Ban đầu, cỏc khu này được thiết kế theo kiểu khu chế xuất. Tuy nhiờn, loại hỡnh đặc khu xuất khẩu bị hạn chế ở chức năng chế biến hàng xuất
khẩu. Với chủ trương mới, 5/1980 chớnh phủ Trung Quốc chớnh thức đặt tờn cho cỏc khu vực này là “Đặc khu kinh tế”.
Sở dĩ Trung Quốc chọn bốn khu vực trờn làm thớ điểm cho mụ hỡnh đặc khu kinh tế là do bốn thành phố Thõm Quyến, Chu Hải, Sỏn Đầu, Hạ Mụn cú ưu thế địa lý vượt trội hơn cỏc vựng khỏc. Đú là vị trớ liền kề Hồng Kụng của Thõm Quyến, sỏt Ma Cao của Chu Hải, gần Hồng Kụng, Ma Cao, Đài Loan của Sỏn Đầu và Hạ Mụn. Vị trớ này tạo cho bốn thành phố trờn hai ưu thế sau:
Thứ nhất, Hồng Kụng, Ma Cao, Đài Loan đều là cỏc vựng đất cú tiềm lực kinh tế hựng mạnh thuộc lónh thổ Trung Quốc. Do đú, nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới thụng tin, kờnh tiờu thụ… của cỏc khu vực này sẽ đúng vai trũ quan trọng mang tớnh quyết định đối với những thành cụng của quỏ trỡnh mở cửa đặc khu núi riờng và toàn quốc núi chung. Mặt khỏc, sau thời gian dài đúng cửa, nguồn đầu tư, bạn hàng, kinh nghiệm, độ nhanh nhạy về thụng tin… bước đầu sẽ chẳng cú nơi nào thuận lợi hơn, cú tỏc dụng mạnh hơn bằng bằng ba vựng này (trong đú cần lưu ý tới hai trong bốn “con rồng Chõu Á” là Đài Loan và Hồng Kụng). Một thuận lợi nữa cần phải kể tới là trong thời gian đầu và cả sau này, Hồng Kụng, Đài Loan sẽ là đầu mối quan trọng, tiện lợi cho hỡnh thức tỏi xuất khẩu của Trung Quốc. Hàng húa, kỹ thuật, vốn của nước ngoài sẽ được đưa vào Hồng Kụng, Đài Loan hoặc ngược lại qua đường tạm nhập tỏi xuất của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng cú thể nhận được sự đầu tư của nước ngoài thụng qua Hồng Kụng và Đài Loan.
Thứ hai, do yếu tố địa lý và đặc điểm lịch sử, nờn nhõn dõn ở cỏc khu vực Hồng Kụng, Ma Cao, Đài Loan cú quan hệ ruột thịt hoặc bằng hữu lõu đời, khăng khớt với nhõn dõn Đại lục. Đõy chớnh là nhịp cầu nối cỏc ĐKKT của Trung Quốc và cỏc vựng kinh tế giàu mạnh này. Cỏc nhà doanh nghiệp Hồng
Kụng, Ma Cao, Đài Loan vỡ vậy mà sẽ sẵn sàng đầu tư và giỳp đỡ nền kinh tế Lục địa phỏt triển.
Cỏc ĐKKT phải được xõy dựng và phỏt triển theo tinh thần “cả nước giỳp đỡ đặc khu, đặc khu phục vụ cả nước”. Từ nhiệm vụ trờn, Trung Quốc xỏc định mục tiờu xõy dựng ĐKKT là từng bước phỏt triển kinh tế theo mụ hỡnh kinh tế hướng ngoại, phỏt triển tổng hợp cỏc ngành cụng nghiệp, nụng nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ du lịch, trong đú lấy cụng nghiệp làm ngành chủ đạo.
Sau 8 năm xõy dựng và phỏt triển ĐKKT, Trung Quốc đó rỳt ra nhiều bài học kinh nghiệm trong cải cỏch mở cửa. Thỏng 10/1988, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định thành lập ĐKKT Hải Nam. Khỏc với 4 ĐKKT trờn, đặc khu Hải Nam được xõy dựng trờn toàn tỉnh đảo Hải Nam với chiến lược phỏt triển là xõy dựng Hải Nam thành ĐKKT lớn nhất, về lõu dài sẽ biến đặc khu này thành “cửa sổ” của cả nước.
Như vậy, tớnh đến thời điểm này, Trung Quốc đó cú 5 ĐKKT. Đõy chớnh là nền tảng vững chắc về cơ sở vật chất cũng như đường hướng cơ bản cho cụng cuộc mở cửa tiếp theo của Trung Quốc trong thập kỷ 90 cũng như trong những thập kỷ sau.