Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động. Nói cách khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH, người lao động được bảo hiểm cho đến lúc chết. ở nước ta, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, BHXH có một số đặc trưng sau:
Một là, khi còn làm việc, người lao động được đảm bảo nếu bị ốm đau. Cụ thể, về thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần (tuỳ theo số năm người lao động đã đóng BHXH) được quy định như sau:
Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng từ 30 đến 60 ngày. Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ y tế ban hành thì được hưởng từ 40 đến 70 ngày. Người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì được
hưởng tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau vời mức thấp hơn. Ngồi ra cịn có chế độ khi con ốm.
Về mức trợ cấp ốm đau: 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Hai là, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con, cụ thể, thời gian
hưởng chế độ thai sản từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo công việc, sức khoẻ…
Về mức trợ cấp, người lao động được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.
Ba là, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, tuỳ vào tỷ
lệ suy giảm khả năng lao động mà người lao động hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.
Bốn là, khi khơng cịn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, tuỳ vào
số năm đóng BHXH mà người lao động được hưởng mức lương hưu từ 45% đến 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Ngồi ra, còn được hưởng trợ cấp 1 lần nều đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối với nữ, cứ mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp bằng 0.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Năm là, khi chết thì được tiền mai táng và gia đình được hưởng trợ cấp
tiền tuất... Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà khơng một loại hình bảo hiểm nào có được.
Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của người lao động trong BHXH liên quan đến thu nhập của họ gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết... Do những sự kiện và rủi
ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp BHXH, đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH.
Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH, tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà mình th mướn.
Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngồi ra, nguồn thu của quỹ BHXH cịn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động quản lý của bộ máy BHXH. Như vậy, có thể thấy quỹ BHXH là một quỹ xã hội, nhưng vừa là quỹ tài chính, vừa là quỹ phát triển.
Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH. BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ chức cơng đồn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên, đây cũng là đặc trưng rất riêng của BHXH. Tất cả những khía cạnh nêu trên, một lần nữa cho thấy: BHXH được lập ra để tác động vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác, BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm,
do đó bị mất hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ.