Những phương hướng cơ bản Đảng và Nhà nước về bảo hiểm xã hội 1 Phương hướng của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 99 - 100)

3.1.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước

Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đồng thời phải thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để kết hợp mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước (2006 - 2010) Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định: “Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước, phát triển mới, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”... Trong đó “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” là mục tiêu trực tiếp của Đại hội X. Đây là điều mong ước thiết tha và địi hỏi bức xúc của tồn Đảng, tồn dân ta, thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc, khách quan về tình hình đất nước hiện nay, đồng thời cổ vũ nhân dân ta vươn lên với tinh thần tự tin dân dân tộc và quyết tâm cao để đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển khơng chỉ ở mức thu nhập bình qn đầu người thấp mà còn ở những lĩnh vực khác như hạ tầng kinh tế - xã hội, các chỉ số phát triển con người HDI. Mục tiêu ấy đã hàm chứa nội dung cơ bản vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, vừa thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu phải đồng thời thực hiện nhiều chính sách, trong đó chính sách tài chính quốc gia là chính sách hàng đầu. BHXH là một trong những chính sách

thuộc tài chính quốc gia phải được quan tâm, có phương hướng phát triển đồng bộ và tồn diện. Từ đó, chính sách bảo hiểm xã hội trong những năm gần đây đã tạo cơ hội mở rộng cho nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với các hình thức phù hợp. Tuy nhiên, việc hỗ trợ người nghèo tham gia BHXH vẫn đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới năm1986, Đảng ta đã chủ trương “Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động ở mọi thành phần kinh tế” (Chỉ thị 68-CT/TW ngày 24/5/1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng). Chủ trương đó đã được thể chế hoá trong Bộ luật lao động năm 1994 và ngày 26-1 năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ban hành Điều lệ BHXH. Sự phát triển tư tưởng lãnh đạo của Đảng về BHXH đối với người lao động đã được thể hiên tại Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 06 năm 2006 được quốc hội khố XI thơng qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, Luật BHXH không chỉ quy định các chế độ chính sách BHXH bắt buộc mà điều chỉnh cả những loại hình mới là BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp. BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Có thể nói, BHXH tự nguyện ra đời là một buớc phát triển mới, tất yếu của chính sách BHXH của nước ta trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN, là điều kiện để mở rộng hơn nữa đối tuợng tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)