Bảo hiểm xã hội xét dưới góc độ kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 31 - 33)

Người lao động đóng phí BHXH, phần đóng góp này là khoản tiền mà người lao động phải đóng góp hàng tháng để được hưởng trợ cấp khi gặp phải

rủi ro hoặc sự cố theo các chế độ bảo hiểm. Đây là mục đích kinh tế của người lao động, khoản được trợ cấp thường xấp xỉ với giá trị của khoản đã đóng BHXH, thậm chí cịn có thể cao hơn như trường hợp sống lâu. Rủi ro để được hưởng trợ cấp thường là tuổi già, chết, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản. ở Việt Nam, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 đã quy định người lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 5% tiền lương.

BHXH cũng phục vụ lợi ích người sử dụng lao động vì góp phần duy trì ổn định lao động trong xã hội. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động và cả khi họ khơng cịn đủ khả năng làm việc để được hưởng lương.

Người lao động được bảo hiểm sẽ yên tâm phấn khởi làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm góp phần giữ vững, thậm chí làm tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Điều lệ BHXH của nước ta quy định người sử dụng lao động phải đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người lao động được bảo hiểm trong đơn vị.

Đối với ngân sách, BHXH góp phần làm giảm “gánh nặng” cho ngân sách Nhà nước. Do đặc điểm nước ta chiến tranh kéo dài, người hưởng BHXH nhiều. Hàng năm ngân sách Nhà nước phải bỏ ra khoảng 4.500 tỷ đồng để trả lương cho hưu trí và mất sức. Khi có chế độ BHXH mới, hàng năm thu được của người lao động khoảng 1.800 tỷ. Khoản chi của ngân sách Nhà nước cho trợ cấp hưu trí, mất sức... nhờ đó cũng giảm được một phần.

Đồng thời, phần “nhàn rỗi” của quỹ BHXH kết hợp với phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước tạo thành nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với những nước có dân số trẻ, nguồn thu BHXH là một nguồn tiết kiệm nội bộ rất quan trọng vì các khoản chi trợ cấp, trước hết là chi trợ cấp tuổi già ít dùng đến ngay.

Nguồn thu được tích tụ dài ngày, có nhiều tiền nhàn rỗi. Hiện nay pháp luật của hầu hết các nước đều cho phép sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ bhxh để

đầu tư sinh lợi, tăng trưởng quỹ. Tuy nhiên nguyên tắc đầu tư phải đảm bảo, bảo tồn và phát triển vốn, thanh toán được chắc chắn như mọi hạng mục đầu tư khác. Vì phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ các mức trợ cấp khi phát sinh trường hợp bảo hiểm, cho nên việc đầu tư của quỹ BHXH phải được nhà nước xét duyệt một cách chặt chẽ, phải đầu tư vào các hạng mục đầu tư của Nhà nước, có ích đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân. Thường Nhà nước khuyến khích đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, cơ sở sử dụng nhiều lao động, mở ra nhiều việc làm mới.

Như vậy, việc mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH có ý nghĩa kinh tế vì nó làm tăng trưởng nguồn quỹ, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng chi trả và tạo sự an toàn cho quỹ.

Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH càng có tầm quan trọng đặc biệt xuất phát từ việc quỹ BHXH mới được hình thành (năm 1995). Số tồn tích chưa nhiều trong khi đối tượng thụ hưởng BHXH gia tăng nhanh chóng. Việc mở rộng nguồn thu thông qua việc phát triển đối tượng tham gia BHXH vì vậy có tầm quan trọng đặc biệt.

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)