Bảo hiểm xã hội xét dưới góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 34 - 43)

Việt Nam gia nhập WTO chính là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận của nền

kinh tế thế giới và thị trường nước ta trở thành bộ phận cấu thành của thị trường thế giới.

Việc gia nhập WTO đã mở ra một cơ hội rộng lớn cho sự tác động trực tiếp, toàn diện vào các thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ và thị trường sức lao động... trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh và phát triển.

Dưới góc độ phân tích những tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO đến thị trường sức lao động ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp của nó đến hoạt động BHXH. Sở dĩ bắt đầu từ thị trường sức lao động vì BHXH là sự bảo đảm của yếu tố lao động trong quá trình sản xuất. Hoạt động BHXH là hoạt động điều tiết thu nhập lao động nhằm ổn định đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình của họ trước những rủi ro mang tính xã hội. Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng đồng nghĩa với việc nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, sự phân công lao động này không phải là sự phân công lao động thuần túy theo nghĩa của sự hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một cách cân đối và có kế hoạch mà là sự phân công thực hiện trên cơ sở của sự cạnh tranh quốc tế. Quốc gia nào biết phát huy thế mạnh của mình về nguồn tài nguyên, về lao động và công nghệ để tạo ra những hàng hố có nhu cầu thích ứng với thị trường, với giá cả và chất lượng tối ưu thì quốc gia đó sẽ có lợi thế về phân công lao động quốc tế. Như vậy, chúng ta phải biết chủ động và tạo ra các thế chủ động trong việc sử dụng nguồn lao động trong nước thông qua một chương trình phát triển nguồn nhân lực kể cả trước mắt và lâu dài mà trong đó chiến lược về cơ cấu ngành nghề và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là trọng tâm.

Sự thúc đẩy nhanh chóng q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế tương ứng và phân bổ lại lao động và

dân cư. Nguồn lao động từ nơng nghiệp sẽ nhanh chóng được thu hút vào các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự hình thành các khu cơng nghiệp và các điểm dân cư sẽ làm giảm dần lưu lượng dân cư lưu trú ở nông thôn và tăng thêm dân cư thành thị. Thực tế cho thấy, ngay trong năm 2007, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài chảy vào Việt Nam đã lên tới trên 20,3 tỷ USD, tăng cao so với các năm trước đây.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự chủ động đầu tư trong nước là cơ sở để cải thiện bền vững tình trạng “cung cầu” hiện rất đang căng thẳng trên thị trường sức lao động ở nước ta. Nhiều chỗ làm việc mới được tạo ra, nguồn lao động được đào tạo và nâng cao kịp thời theo yêu cầu sử dụng về kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Đồng thời với tính cạnh tranh “nghiệt ngã” trên thị trường hàng hóa thì tác động của nó cũng làm cho thị trường sức lao động nước ta hồn thiện hơn và “tính thuần tuý” của thị trường sẽ được thực hiện đầy đủ hơn. Trong nhiều năm qua, dưới góc độ nhìn nhận của các chun gia nước ngồi thì thị trường sức lao động ở nước ta chưa phát triển cao hay có thể hiểu là thị trường lao động từng phần. Điều đó thể hiện ở quy mơ thị trường lao động cịn hạn hẹp, mới có 20% lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Khi các doanh nghiệp với các loại hình tổ chức quản lý khác nhau cùng tham gia vào thị trường lao động sẽ kéo theo sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc sử dụng lao động. Tính linh hoạt trên thị trường sức lao động sẽ tăng cao. Người lao động sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn chỗ làm việc và cũng phải thích ứng về chuyên môn với yêu cầu của công việc. Vị thế của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân được bình đẳng hơn và do vậy tạo nên tâm lý yên tâm cho mọi người lao động khi họ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau. Khi đó tiền lương sẽ mềm dẻo hơn trên thị trường lao động, tiền lương sẽ thể hiện giá cả của sức lao động, là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao

động và nó thực sự là công cụ để điều tiết trên thị trường lao động. Sự cạnh tranh trên thị trường lao động ở nước ta có tín hiệu đáng mừng cho người lao động vì theo xu thế chung tiền lương sẽ được tăng lên do phải thống nhất tiền lương tối thiểu giữa các doanh nghiệp.

Theo xu hướng đó, người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn đề lựa chọn chỗ làm việc phù hợp với mức lương cao hơn. Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp phải có chính sách tiền lương hấp dẫn để giữ người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp của mình. Kinh nghiệm ở nhiều nước công nghiệp phát triển cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu nổi tiếng thì bên cạnh chế độ tiền lương họ cịn có các chính sách xã hội khác của doanh nghiệp. Theo chính sách này những người làm việc lâu năm sẽ được khuyến khích thêm về tiền lương, về trợ cấp khi về hưu ngồi chính sách hưu trí của Nhà nước, về con cái của họ sẽ được doanh nghiệp cử đi đào tạo và tiếp nhận vào làm việc. Có nhiều doanh nghiệp cịn có chính sách tiền lương ưu đãi đối với người có tài năng...

Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến những mặt trái của thị trường sức lao động trong quá trình hội nhập. Do quá trình cạnh tranh, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị thu hẹp sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp bị phá sản , một bộ phận lao động sẽ bị thất nghiệp. Điều đáng nói là đối với những người lao động ở độ tuổi trên, dưới 50, nhất là đối với lao động nữ sẽ rất khó có cơ hội để tìm kiếm chỗ làm việc mới, trong khi đó việc đào tạo lại một nghề nghiệp mới cũng không phải thực hiện dễ dàng trong thời gian ngắn.

Như vậy, có thể khái quát những tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường lao động như sau: Chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động theo hướng hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp: Thúc đẩy sự phát triển thị trường sức lao động trong phạm vi cả nước: Tăng tính linh hoạt

trên thị trường sức lao động, xu hướng lao động ở khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh và thường xuyên chuyển dịch: Xóa bỏ dần sự bất bình đẳng về tiền lương và thu nhập giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp khác nhau và giữa các vùng khác nhau trong cả nước: Tạo thêm nhiều việc làm mới, gắn kết giữa đào tạo nghề với sử dụng lao động, tăng thu nhập của một bộ phận lao động.

Đồng thời, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng xuất hiện. Hội nhập khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản, một bộ phận lao động bị thất nghiệp, sức ép về việc làm ngày càng lớn; cường độ lao động gia tăng; tranh chấp lao động ngày càng phức tạp; gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; điều kiện sống của một bộ phận lao động sẽ khó khăn hơn, nhất là vấn đề nhà ở. Hậu quả của vấn đề lao động nghỉ việc, mất việc làm từ các lĩnh vực, các ngành có sức cạnh tranh kém, các doanh nghiệp, các lĩnh vực được Nhà nước bảo hộ trước đây và người lao động không đáp ứng nhu cầu công nghệ mới sẽ diễn ra khá mạnh trong thời kỳ đầu hội nhập là bài toán đặt ra đối với sự trợ giúp của cộng đồng xã hội. Thị trường sức lao động và quan hệ lao động phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình quân chung của người lao động được nâng cao chính là điều kiện để mở rộng và tăng cường hệ thống BHXH .

Như vậy, hoạt động của BHXH sẽ chịu sự tác động gián tiếp của q trình gia nhập WTO nhưng nó phải thích ứng chung với các quy chuẩn về chế độ BHXH của các nước trong điều kiện cho phép của kinh tế xã hội ở nước ta. ở đây cần phân biệt rõ hơn về BHXH với bảo hiểm cá nhân, loại hình bảo hiểm thương mại thuộc lĩnh vực ngành dịch vụ và cũng là một trong những nội dung được thương lượng căng thẳng nhất trên bàn đàm phán gia nhập

WTO. ở nhiều nước phát triển thì hoạt động bảo hiểm cá nhân thuộc lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn và luôn là sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp.

Người ta cũng đã nhìn thấy tác động cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm khi gia nhập WTO sẽ một mặt nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí dịch vụ, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển giao… Nhưng mặt khác, sẽ tạo ra khả năng gây bất ổn về thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước... Như vậy, hoạt động bảo hiểm thương mại sẽ chịu tác động trực tiếp của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, nhất là phải đương đầu với các doanh nghiệp nước ngồi mạnh về vốn và cơng nghệ quản lý. Trái lại, BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội, nó sẽ chịu tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ tương tác về kinh tế xã hội của một quốc gia cũng như vai trị tích cực trong việc điều tiết xã hội của Nhà nước đó.

Nói chung, ở mọi quốc gia sự ổn định xã hội cũng luôn được đặt ra tương ứng với mục tiêu phát triển kinh tế, chỉ có sự khác biệt về phương pháp thực hiện mà thôi. ở nước ta, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn là kim chỉ nam cho các chính sách ổn định xã hội. Ngược lại, sự ổn định xã hội sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Lịch sử phát triển của BHXH cho thấy q trình cơng nghiệp hoá vào thế kỷ 18 đã làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển mạng lưới BHXH ở một số nước trên thế giới. Theo đó, BHXH được hiểu là sự bảo đảm của xã hội cho yếu tố lao động của quá trình sản xuất, là sự bảo đảm cần thiết cho quá trình cơng nghiệp hố mà trong đó đời sống của người lao động và gia đình họ sẽ khơng bị xâm hại khi họ gặp phải các rủi ro như: mất việc làm, ốm đau, tai nạn hoặc già yếu.

Việc gia nhập WTO là điều kiện kinh tế cần thiết thúc đẩy nhanh chóng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hố ở nước ta và cũng đòi hỏi sự mở rộng mạng lưới BHXH đến mọi người lao động. Qua kinh nghiệm hơn 20 năm của

công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy, sự phát triển kinh tế bền vững phải dựa trên nền tảng của sự công bằng và bình đẳng xã hội. Nhà nước sẽ giữ vai trò điều tiết thu nhập hợp lý giữa các nhóm lao động và dân cư có thu nhập khác nhau bằng các công cụ quản lý khác nhau.

Đến nay, Nhà nước đã thực sự trở thành trung tâm của các hoạt động điều tiết xã hội, điều tiết, phân phối lại giữa những người lao động có mức thu nhập cao, thấp khác nhau, điều tiết giữa các nhóm dân cư có điều kiện sống, điều kiện sức khoẻ giữa các vùng miền khác nhau nhằm giữ gìn mức sống cho một bộ phận dân cư “yếu thế” hơn trong xã hội (những người bị hạn chế về sức khoẻ, hạn chế về năng lực nghề nghiệp, gia đình đơng con . . .) góp phần tạo ra sự ổn định và bình đẳng trong xã hội. Do vậy, cùng với các công cụ điều tiết khác như: chính sách thuế, chính sách an sinh xã hội, thì BHXH đang trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước ta trong việc điều tiết cân bằng xã hội vì nó liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực cấp thiết của đời sống xã hội và được nhiều tầng lớp dân cư hưởng ứng. Như vậy, nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta chính là khẳng định vị trí và vai trò của hoạt động BHXH trong hệ thống chính sách xã hội và sự thích ứng kịp thời của nó với các chính sách kinh tế hiện hành.

Trên cơ sở đó, luật BHXH ban hành ngày 12/7/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007, riêng đối với BHXH tự nguyện từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp sẽ triển khai từ 1/1/2009 sẽ là hành lang pháp lý cho triển khai mạnh mẽ chính sách BHXH ở nước ta.

Trong nhiều năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách BHXH từ năm 1995, chính sách BHXH của nước ta cũng không ngừng đổi mới cho phù hợp với nhu cầu tham gia BHXH của người lao động, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung, và điều đáng lưu ý là các chính sách BHXH mới đã có nhiều điểm tương đồng trong sự hội nhập với hệ thống BHXH của các

nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Định hướng phát triển BHXH khi Việt Nam gia nhập WTO đã được Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X nêu rõ: Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hố hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp… Phát triển và nâng cao chất lượng BHYT, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT tồn dân; phát triển mạnh loại hình BHYT tự nguyện, BHYT cộng đồng. Mở rộng toàn diện các cơ sở y tế công lập và ngồi cơng lập khám chữa bệnh theo BHYT. Hạn chế và giảm dần hình thức thanh tốn viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua quỹ BHYT.

Quán triệt định hướng của Đảng, những nhiệm vụ cần phải đạt được của hệ thống BHXH trong những năm tới là: Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH, trong đó cần chú trọng triển khai chế độ BHXH tự nguyện và chế độ BHXH thất nghiệp; triển khai đa dạng và linh hoạt cả loại hình BHXH, BHYT bắt buộc và BHXH, BHYT tự nguyện cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT. Thực hiện chi trả đúng, chi đủ và chi kịp thời các chế độ BHXH hiện hành. Không ngừng nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT, đảm bảo mức sống của người về hưu gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Sự hội nhập kinh tế thế giới sẽ kéo theo sự di chuyển nguồn lao động từ trong nước ra nước ngoài cũng như dịng lao động từ nước ngồi vào nước ta. Tương ứng như vậy, việc đóng góp tham gia BHXH cũng như quyền lợi về BHXH của người lao động Việt Nam tại nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài tại Việt Nam cần phải được đảm bảo theo hướng phù hợp với

chính sách BHXH của nước sở tại: cụ thể các chế độ ngắn hạn như: chế độ

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 34 - 43)