Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 45 - 46)

Thanh hóa là tỉnh Bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên rộng lớn 11.106.09 km2, là tỉnh có cả vùng núi miền cao biên giới, vùng đồng bằng và miền biển, xếp thứ năm về diện tích cả nước. Dân số Thanh Hóa đến năm 2006 là 3.701.297 người, xếp thứ 2 trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Mật độ dân số trung bình 328 người/km2. Về tổ chức hành chính, gồm 27 đơn vị hành chính cấp huyện (24 huyện, 1 thành phố, 2 thị xã), với 637 đơn vị hành chính cấp xã. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ gia tăng cao.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh, ngành BHXH căn cứ vào điều kiện cụ thể để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác. Trong đó tập trung ngay từ khâu tổ chức, bố trí cán bộ theo hệ thống mạng lưới, đặc biệt chú ý đến địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Ngoài việc tổ chức dịch vụ chi trả BHXH theo tuyến huyện, xã, ngành còn phân theo khu vực cụ thể để có chính sách cho phù hợp. Đối với thành phố, thị xã, những khu vực đối tượng tham gia BHXH đông, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất công tác. Đối với vùng núi, đi lại

khó khăn, ngành BHXH kết hợp cơ chế ba bên: cán bộ của ngành, cán bộ chuyên trách cơ sở và cán bộ địa phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Điểm đáng lưu ý ở Thanh Hóa là công tác tuyên truyền hướng dẫn và phổ biến kiến thức. Ngành trích quỹ thường xuyên để tổ chức các ấn phẩm, các trang tin cũng như công tác tuyên truyền qua đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình thành bản tin cố định có mở rộng. Ngồi việc tun truyền phổ biến, còn bổ sung thêm, đưa thơng tin những đơn vị có nhiều thành tích thực hiện công tác này. Đồng thời nhắc nhở những cá nhân, tổ chức chưa có ý thức chấp hành tốt cơng tác BHXH.

Kết quả là, BHXH Thanh Hóa đảm bảo chỉ tiêu cấp phát và chỉ tiêu tăng trưởng nguồn thu BHXH trong điều kịên thu nhập của dân cư cịn thấp và địa bàn cơng tác gặp nhiều khó khăn. Từ đó, gây được niềm tin tưởng trong nhân dân, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)