Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 46 - 49)

Từ kinh nghiệm thực tế ở Thanh Hóa và Quảng Ninh về những thành tích đạt được trong cơng tác BHXH có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, cơng tác tổ chức, ngồi tổ chức biên chế theo quy định của ngành

nói chung, tỉnh phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể để bố trí lực lượng cán bộ thực hiện công tác BHXH cho phù hợp. Đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại khó khăn cần có cán bộ chuyên trách giải quyết công việc theo định kỳ.

Hai là, công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật

và đề cao ý nghĩa, tác dụng của việc tham gia BHXH, coi đó như quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, giúp cho nhân dân hiểu được, không chỉ là cán bộ công chức nhà nước mà công dân trong mọi thành phần kinh tế đều được hưởng quyền bình đẳng về BHXH nếu chấp hành đúng pháp luật và

tuân thủ nguyên tắc về BHXH. Góp phần nâng cao ý thức cộng đồng và ổn định xã hội.

Ba là, hiện đại hóa phương tiện làm việc của ngành. ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại để nâng cao hiệu suất cơng tác, giải quyết nhanh chóng các thủ tục phát sinh, từng bước cải cách thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho dân khi giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm nói chung.

Bốn là, phối hợp tốt với các tổ chức quần chúng, đoàn thể để thực hiện BHXH nhằm phát hiện nhanh chóng những bất cập trong q trình cấp phát và mở rộng đối tượng, đặc biệt quản lý đối tượng thu đúng, đủ và kịp thời. Đồng thời có chế độ khen thưởng bằng vật chất thỏa đáng để động viên khuyến khích và sử phạt theo chế tài đối với hành vi cố tình khơng đóng hoặc trốn tránh nghĩa vụ BHXH.

Kết luận chương 1

Xuất phát từ việc nghiên cứu BHXH, vị trí, vai trị của BHXH trong nền sản xuất - xã hội nói chung. Đồng thời phân tích những đặc trưng cơ bản của BHXH, những vấn đề về bản chất nhân văn của BHXH nói chung, của BHXH Việt Nam nói riêng. Từ đó, khẳng định BHXH là lĩnh vực kinh tế cần thiết nhằm bảo đảm sự vận động và phát triển xã hội bình ổn. Chương này đi sâu phân tích thêm những nhân tố ảnh hưởng và tác động đến hoạt động BHXH dưới các cách tiếp cận khác nhau. Mục đích để chỉ ra BHXH thuộc lĩnh vực tài chính nhà nước khác với chính sách xã hội nhưng có nét tương đồng. Hoạt động BHXH phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa góp phần thực hiện mục tiêu chung của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện mục tiêu tổng quát trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm về BHXH của hai tỉnh có nét tương đồng và đạt được nhiều thành tích về hoạt động BHXH trong những năm qua để rút ra những bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động BHXH ở Ninh Bình tốt hơn trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.

Chương 2

Thực trạng bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)