Đối với quản lý đối tượng đóng và hưởng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 78 - 82)

Việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH là một trong việc có nhiều khó khăn, nhưng từ kinh nghiệm, cách quản lý khoa học và phân công

chuyên trách BHXH Ninh Bình đã đơn giản hố thủ tục và quản lý ngày càng chặt chẽ.

Đến nay, với 43.428 đối tượng đang đóng BHXH và 49.193 đối tượng hưởng BHXH hàng tháng tại các xã, phường, thị trấn công tác quản lý theo dõi di biến động cũng là một việc rất lớn của BHXH tỉnh Ninh Bình.

Đối với đối tượng đóng BHXH, việc thay đổi mức lương tham gia BHXH, di chuyển trong và ngoài địa bàn diễn ra khá phổ biến, các đơn vị vẫn theo dõi thủ công nên việc quản lý biến động đối tượng cũng rất khó.

Người lao động tham gia BHXH ở các đơn vị thường rất đông, việc quản lý lao động của các cơ quan, doanh nghiệp thông qua các mẫu biểu, tờ khai BHXH thay đổi thường xuyên nên việc kê khai danh sách lao động tham gia BHXH có nhiều sai sót, trùng lặp, khó kiểm sốt. Có hiện tượng một người lao động đóng BHXH ở hai nơi, hoặc có trường hợp người lao động bị bỏ sót hoặc việc kê khai tên đệm, ngày, tháng, năm sinh khơng chính xác. Điều này làm cho việc quản lý đối tượng đóng BHXH của cơ quan BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với đối tượng đang hưởng BHXH ở các xã, phường, thị trấn, tỉnh Ninh Bình đang quản lý các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Số lượng hàng tháng tăng khoảng 500 người. Do đối tượng chi trả hàng tháng thường xuyên biến động (tăng, giảm, do chuyển đến, chuyển đi, chết, hết hạn hưởng…) nên việc quản lý đối tượng phức tạp.

Riêng đối tuợng chuyển đi tỉnh ngoài, hoặc từ tỉnh ngoài chuyển đến lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ năm 2003 đến năm 2007 là: 2.883 trường hợp. Số liệu di chuyển thể hiện ở biểu 2.4.

Đơn vị tính: người Năm Loại đối tượng Hưu CNVC Hưu Mờt sức lao động Tai nạn lao động Bệnh nghề nghiệp Tuất hàng tháng Tổng cộng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 2003 Chuyển đi 124 4 39 2 1 3 173 Chuyển đến 113 98 16 3 - 11 241 2004 Chuyển đi 96 2 2 0 0 0 100 Chuyển đến 400 35 15 2 0 0 452 2005 Chuyển đi 140 0 3 0 0 0 143 Chuyển đến 450 20 4 0 0 0 477 2006 Chuyển đi 80 12 40 0 0 6 138 Chuyển đến 500 119 30 0 0 5 654 2007 Chuyển đi 200 6 20 0 0 0 226 Chuyển đến 218 29 35 0 0 0 282 Tổng Cộng Chuyển đi 640 24 104 2 1 9 780 Chuyển đến 1.681 301 100 5 0 16 2.103

Nguồn: BHXH Ninh Bình - Báo cáo công tác mở rộng đối tượng tham

gia BHXH các năm 2003 - 2007.

Từ năm 2003 đến 2006, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của chính phủ.

Người lao động dôi dư đủ điều kiện về hưu nhiều nên số người về hưu trên địa bàn tỉnh tăng cao.

Vấn đề quản lý đối tượng hưởng BHXH cịn khó khăn vì các đối tượng sống ở địa phương, quản lý theo hộ khẩu thường trú nên phụ thuộc rất nhiều vào UBND các xã, phường, thị trấn. Việc đối tượng tạm trú, tạm vắng, di chuyển khơng khai báo càng làm khó khăn cho cơng tác quản lý. Ví dụ như một số trường hợp chết không báo giảm vẫn được chi trả.

Trong điều kiện như vậy, để làm tốt công tác quản lý đối tượng, BHXH Ninh Bình đã thực hiện nhiều biện pháp sau:

- Phân cấp cụ thể, rõ ràng cho BHXH các huyện, thị, các phịng trực thuộc trong từng khâu quản lý. Ví dụ, trong việc phân cấp quản lý đối tượng đóng BHXH, giao trách nhiệm quản lý đơn vị cho từng cán bộ thu cụ thể. Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đối chiếu, ghi xác nhận sổ BHXH đến từng người lao động. Đối với đối tượng hưởng lương hưu trên địa bàn, UBND xã, phường có trách nhiệm báo giảm khi đối tượng di chuyển, chết. BHXH huyện, thị tổng hợp danh sách tăng, giảm hàng háng để BHXH tỉnh điều chỉnh danh sách chi trả. Hồ sơ đối tượng thực hiện lưu trữ 2 cấp cả ở tỉnh và huyện đề phòng mất mát thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

- Qua kinh nghiệm quản lý, xác định các thời điểm có phát sinh khối lượng công việc lớn để tăng cường bố trí cán bộ. Ví dụ, với đối tượng đóng BHXH, cuối các quý, cuối năm thường phát sinh nhiều công việc đối chiếu, ghi chép sổ biểu theo dõi quản lý đối tượng. Đối với đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng, thường có sự gia tăng đột biến… trong các thời gian phát sinh khối lượng công việc nhiều, cơ quan BHXH phải tập trung lực lượng và hỗ trợ cán bộ từ các phòng ban khác để kịp thời giải quyết các thủ tục, phục vụ tốt đối tượng và quản lý chặt chẽ sự di biến động.

- Khai thác sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng. Ninh Bình đã triển khai từng bước các phần mềm quản lý thu, chi BHXH nhắm theo dõi chính xác các thơng tin của đối tượng đóng và hưởng BHXH trên máy tính. Thực hiện nối mạng giữa BHXH thành phố và quận huyện để phối hợp trong quản lý đối tượng.

- Có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động trong việc theo dõi di biến động đối tượng đóng BHXH. UBND các xã, phường, thị trấn thông qua các ban chi trả, các tổ hưu trí thực hiện giám sát chặt chẽ đối tượng

lĩnh lương hưu, trợ cấp. BHXH các quận huyện đã bố trí cán bộ theo dõi, kiểm tra công tác chi trả ở xã, phường trong các đợt chi trả hàng tháng. Tiếp nhận và xử lý nghiêm túc các thông tin phản hồi từ cơ sở đối với các trường hợp có dấu hiệu tiêu cực.

Kết quả là, Ninh Bình được BHXH Việt Nam đánh giá là một đơn vị làm tốt cơng tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH. Với số lượng đối tượng phải phục vụ lớn, hàng tháng tăng cao như vậy nhưng các dịch vụ quản lý vẫn đảm bảo kịp thời, chính xác, khơng ứ đọng hồ sơ, được đối tượng đồng tình. Bảo đảm trợ cấp đủ, đúng, kịp thời với các đối tượng hưởng chính sách xã hội. Đặc biệt, với các đối tượng là lão thành cách mạng, thương binh, hưu trí… Vì đây là các đối tượng có cơng cho đất nước và rất nhạy cảm tâm lý. Nếu để xảy ra sơ suất một việc nhỏ cũng có thể gây dư luận lớn. Điều này càng thể hiện rõ hơn tính chất nhân văn của BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)