Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 43 - 45)

Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía Đơng Bắc của Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngồi, đồng thời cịn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông á, Đông Nam á và thế giới. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.

Với các tỉnh bạn trong nước, Quảng Ninh có hơn 300 km giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18 đi qua địa bàn của tỉnh.

Từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Quảng Ninh, với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, những năm của thời kỳ đổi mới lực lượng

lao động tham gia các loại hình kinh tế ngày càng đông đảo, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong ngành dịch vụ, du lịch và kinh tế nhà nước trong ngành khai thác, chế biến xuất khẩu than. Đây chính là thị trường lớn cho hoạt động BHXH phát triển.

Để thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cơ quan BHXH tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản hướng dẫn của ngành BHXH. Đồng thời, xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức đơn vị trên địa bàn có kế hạch cơng tác phù hợp. Cụ thể, phân công chuyên trách cán bộ theo dõi các mảng cơng tác. Ngồi nhiệm vụ chi trả BHXH hàng tháng, BHXH phối hợp với các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên, hôi phụ nữ...cử người phối hợp theo dõi, động viên đóng BHXH đúng chế độ và thời gian. Có chế độ khen thưởng kịp thời, đồng thời phát hiện và thông báo những cơ quan, đơn vị chậm nộp bảo hiểm hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm. Việc làm công khai minh bạch, kịp thời được dư luận ủng hộ. Do đó liên tục qua các năm, BHXH Quảng Ninh hoàn thành và vượt mức kế hoạch.

Năm 2008 BHXH tỉnh Quảng Ninh được BHXH Việt Nam giao kế hoạch thu là 903 tỷ đồng, tăng 233 tỷ đồng so với năm 2007. Xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành cho nên ngay từ đầu năm BHXH tỉnh đã thực hiện giao kế hoạch cụ thể cho từng cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố và thường xuyên chỉ đạo, đơn đốc cơng tác thu, nộp BHXH. Tính đến ngày 15/6/2008 toàn tỉnh đã thu được 334 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm. Ước đến 30/6/2008 thu được 406 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch năm, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cách thức thực hiện về công tác chi trả cụ thể như sau: các phường có số đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH lớn, địa bàn rộng được chia thành nhiều điểm chi để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đến lĩnh tiền và giúp cho

công tác quản lý chi trả chặt chẽ và an toàn. Sự phối kết hợp giữa phường, xã, với cơ quan BHXH trong công tác quản lý chi trả ngày càng tốt hơn.

Với công tác mở rộng đối tượng, duy trì thường xuyên chuyên mục “Bảo hiểm xã hội với cuộc sống” trên sóng của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, mỗi tháng một lần với nội dung tuyên truyền về: Luật BHXH, BHYT tự nguyện, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết chế độ chính sách của ngành. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh xuất bản cuốn Sổ tay tuyên truyền Bộ luật lao động và Luật BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 43 - 45)