7. Kết cấu đề tài
2.1.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ CNH, HĐHvà hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế mà có thể kể ra như trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp so với yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó còn là sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo và tuyển dụng giữa các loại trình độ, giữa các ngành nghề đang được đào tạo tại hệ thống các
24
trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề chuyên nghiệp… Xét chung tất cả các hạn chế đó đang tạo nên hiệu quả sự dụng nguồn nhân lực còn thấp, gây nhiều lãng phí cho Nhà nước và toàn xã hội.
Lực lượng lao động bình quân của nước ta tăng bình quân 1 triệu người từ giai đoạn 2000-2007, và đã vượt qua con số 46,7 triệu người vào năm 2007 ( xem bảng 4). Với con số 46,7 triệu người trong năm 2007 và còn tăng thêm trong những năm gần đây, lực lượng lao động đã chiếm hơn một nửa dân số Việt Nam, đây là một nguồn lao động dồi dào đông đảo hứa hẹn phục vụ đắc lực cho sự chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy vậy thực trạng đặt ra là trong quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chủ yếu vẫn là lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp, gần một phần ba chưa qua đào tạo và còn thiếu kinh nghiệm trong công việc.