Khai thác và sử dụng nguồn nhân lự cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu đề tài

2.3.4. Khai thác và sử dụng nguồn nhân lự cở Việt Nam

Theo thống kê, tăng trưởng việc làm ở Việt Nam trung bình hàng năm trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đạt 1.04 triệu người/năm, con số này thấp hơn không đáng kể so với mức tăng lực lượng lao động. Trong tình hình hiện nay nếu nhìn vào tương quan so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì khả năng tạo ra việc làm trong nguồn nhân lực của Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay Việt Nam đang thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng về lực lượng lao động lớn nhất khu vực ASEAN, xếp sau các nước Indonesia và Philippins. Chính điều này sẽ tạo nên sức ép và gánh nặng to lớn lên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đòi hỏi phải tạo được đủ việc làm cho nhóm người bắt đầu tham gia vào độ tuổi lao động.

Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị trường theo hướng CNH, HĐH đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tương ứng với nó là trong những năm gần đây khả năng thu hút lao động của ngành nông nghiệp giảm dần, lao động đang dịch chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 2000 đến 2009, lao động trong khu vực công nghiệp tăng bình quân hơn 9% mỗi năm trong khi lao động trong khu vực nông nghiệp giảm -0,8% mỗi năm. Cùng với đó xu hướng đô thị hoá cũng tạo nên sức ép đối với các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… về việc làm và cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nguồn nhân lực. Trong khi đó ở các khu vực nông thôn lại thiếu nguồn nhân lực làm việc do tác động của đô thị hoá. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam là mặc dù mức

44

lương của người lao động đang tăng lên nhưng điều đáng lo ngại đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển nguồn nhân lực nói riêng là hơn 77% người lao động đang làm những công việc dễ gây tổn thương.

Một tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là việc sử dụng các máy móc công nghệ lạc hậu so với nước ngoài và trình độ, năng lực quản lý yếu kém.Đồng nghĩa với đó là nguồn nhân lực của nước ta vẫn ở mức trình độ trung bình so với thế giới ở việc nắm bắt công nghệ tiên tiến và tiếp cận sử dụng thành thạo máy móc. Chính vì trình độ và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, Việt Nam đã hướng nền kinh tế dựa vào nguồn nhân lực giá thấp để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và định hướng xuất khẩu như dệt may, giầy da, chế biến đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… Điều này cũng một phần khiến cho chất lượng nguồn lao động không được nâng cao khi mà Việt Nam chưa tiến tới các chuỗi sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, khi mà ở đó chất lượng nguồn nhân lực được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các yêu cầu cao của nền kinh tế. Xu hướng sử dụng lao động giá rẻ về lâu dài sẽ làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Hơn nữa ở các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức và ở các làng nghề thủ công và nông thôn, phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong các khu vực này là lao động chưa qua đào tạo tay nghề thấp, trình độ kỹ thuật yếu kém.

Giáo dục và đào tạo mặc dù đã có những bước phát triển nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cho quá trình phát triển và trong những năm gần đây đã diễn ra tình trạng đào tạo lao động không theo nhu cầu việc làm của nền kinh tế. Hệ thống quản lý giáo dục đào tạo yếu kém, đào tạo nghề nghiệp không theo thị trường, không bám sát nhu cầu thực tế. Do việc chạy đua theo các ngành học kinh tế ở các trường đại học và cao đẳng trong khi số lượng sinh viên theo học các ngành kĩ thuật giảm nhiều đã dẫn đến hiện

45

tượng thừa nguồn nhân lực trong các ngành Tài chính- ngân hàng, còn những ngành đầu tàu và là nội lực phát triển lâu dài của nền kinh tế CNH, HĐH ở Việt Nam như công nghiệp cơ khí lại thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Bên cạnh đó hiện tượng chảy máu chất xám trong nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng gia tăng, do chế độ đãi ngộ bất hợp lí đã khiến cho nhiều lao động chất lượng cao tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ra nước ngoài làm việc.

Những năm gần đây Chính phủ đã có nhiều nỗ lực và đạt được những bước tiến vững chắc trong việc thiết lập các thể chế để đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiệm thất nghiệp và hệ thống thanh tra lao động. Tuy nhiên, đã số lao động trong nguồn nhân lực Việt Nam làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức không thuộc diện bao phủ của các chương trình bắt buộc nên tỷ lệ tham gia bảo hiểm của lực lượng lao động còn thấp.

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)