Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 63 - 69)

7. Kết cấu đề tài

3.2.1.2. Giáo dục và đào tạo

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt trong việc giải quyết và phát triển nguồn lực Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động và góp phần cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ cần phải đặt ra những mục tiêu và giải pháp mang

59

tính chiến lược để đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành, nghề.

Một giải pháp mang tính quyết định đến đào tạo nguồn nhân lực là tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo trên cả nước. Trước hết, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên

có trình độ chuyên môn để đảm bảo khả năng làm công tác giảng dạy chuyên ngành, đưa đội ngũ giảng viên tiếp cận tới những kiến thức mới, phương pháp dạy học mới và tham gia vào các hoạt động chuyên ngành thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các chính sách về bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng kết hợp với thanh tra, đánh giác với đội ngũ giáo viên, giảng viên cần phải được đẩy mạnh. Đồng thời các cơ sở đào tạo cần đẩy nhanh việc xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả, chú ý đến việc cập nhật, bổ sung các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cả về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo tại các trường và thực tế công việc. Một số ngành, nghề trọng điểm, nội dung chương trình đào tạo cần được hiện đại hóa theo chuẩn quốc tế. Các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp đào tạo theo phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lấy người học là trung tâm; giảng viên chỉ là người hướng dẫn, khuyến khích để học viên, sinh viên phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, nghiên cứu để có thể đạt mục tiêu học tập một cách hiệu quả. Ứng dụng rộng tãi các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy và học.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải đa dạng hóa các loại hình ngành nghề cần đào tạo. Ngoài các ngành nghề truyền thống, cần đầu tư vào việc phát triển đào tạo các ngành nghề mới như lĩnh vực sản xuất vật liệu mới và xây dựng các chương trình đào tạo một số ngành nghề đặc thù mà hiện nay trong nước chưa đào tạo hoặc chưa có khả năng đào tạo, phải sử dụng chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật nước ngoài như công nghệ cao, công

60

nghệ di truyền. Đồng thời phải xây dựng chương trình riêng đào tạo đội ngũ các nhà quản trị chủ chốt cho doanh nghiệp như giám đốc nguồn nhân lực, giám đốc chiến lược, giám đốc hoạt động, và các nhà quản trị cấp thấp hơn.

Đối với đối tượng học nghề, cần tăng cường công tác đào tạo qua việc hoàn thiện hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, cao đẳng và trung cấp nghề trong đó hướng tới đào tạo được lao động ở nhiều cấp độ khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của thị trường: lao động lành nghề, bán lành nghề, lao động có trình độ cao, lao động không có trình độ cao…Việc giảng dạy nghề cần phải hiệu quả, gắn chặt mục tiêu đào tạo với nhu cầu thực tế của thị trường để người học nghề có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc một cách tốt nhất. Bên cạnh việc phát triển các cơ sở dạy nghề công lập, Chính phủ cần mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên cả nước thông qua việc thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho người lao động nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư cho hệ thông dạy nghề; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở ra cơ sở dạy nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề cho các đơn vị kể cả tư nhân. Tuy nhiên, phải tránh hiện tượng các trung tâm đào tạo tràn lan mà không có chất lượng mà cần phải xây dựng thương hiệu cho các cơ sở đào tạo chất lượng cao thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Mục tiêu quan trọng hiện nay là cần phải định hướng công tác đào tạo chú trọng hơn đến nhu cầu thay đổi của người sử dụng lao động và của người học. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường các thể chế liên kết giữa người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề để có thể thiết kế các chương trình đào tạo kỹ thuật, kỹ năng nghề phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn các ngành nghề mới, với thực tiễn công việc và c ác ứng dụng công nghệ mới đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho người tham gia học nghề.

61

Ngoài ra, chính phủ cần vận động các doanh nghiệp hỗ trợ các cơ sở đào tạo và người học nghề như cho phép các cơ sở dạy nghề gửi học viên đến thực tập sau khi đã hoàn thành kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản vào tìm hiểu qui trình vận hành thiết bị của doanh nghiệp; cử các cán bộ làm công tác chuyên môn của doanh nghiệp đến giảng dạy hoặc tham gia các hoạt động thực hành của học viên tại trường; hỗ trợ hoặc bán lại cho các cơ sở đào tạo với giá rẻ các thiết bị, máy móc của doanh nghiệp do chuyển đổi công nghệ, thiết bị… Như vậy, học viên sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc đào tạo.

Đối với sinh viên học viên các trường Đại học Cao đẳng, đây là nguồn nhân lực tiềm năng của nền kinh tế. Việc đào tạo lực lượng này cần phải có những biện pháp kiên quyết và đột phá trong quá trình dạy và học. Thực tế đã chỉ ra những bất cập trong nền giáo dục Việt nam đó là việc bằng cấp không đồng nghĩa với năng lực làm việc. Trong khi đó, nền kinh tế lại đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực như quản lý kinh tế, marketing, kiến trúc,…hay các lĩnh vực mới như công nghệ thông tin. Số lượng nhân lực chất lượng cao (có trình độ đại học, cao đẳng; nhân lực lãnh đạo, khoa học công nghệ...) hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhân lực cả nước. Đã thế, nguồn nhân lực này nhiều khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc do thiếu kinh nghiệm hoặc được đào tạo đơn thuần về lý thuyết. Hiện tượng sinh viên ra trường gặp khó khăn trong việc tìm việc làm do “thiếu và yếu”-thiếu năng lực làm việc và yếu trong các kỹ năng mềm khác rất phổ biển. Một khảo sát còn cho thấy hơn 60% sinh viên ra trường khi đi làm đều phải được các doanh nghiệp đào tạo lại mới có thể tham gia làm việc. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo còn mất cân đối với đặc điểm là “thừa thầy thiếu thợ” hoặc “thiếu tổng thể - thừa cục bộ”.

62

Điều này đòi hỏi Chính phủ cần phải có những đổi mới trong giáo dục- đào tạo. Cải cách giáo dục về sách, phương pháp giảng dạy là một bước đi cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh các môn lý thuyết, các môn như ngoại ngữ và tin học cần phải được coi trọng hơn. Đối với môn tin học, học sinh sinh viên phải được rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao thường xuyên để có thể thực sự thành thạo. Kỹ năng đánh máy, soạn thảo văn bản word, excel ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Việc học sinh, sinh viên có thể hoàn thành được kỹ năng này từ trước khi bước vào thị trường lao động là một sự trang bị có hiệu quả để các doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo lại. Ngoài kỹ năng tin học, ngoại ngữ cũng là một yếu tố hết sức cần thiết hiện nay. Chứng chỉ tiếng anh TOEFL, IELTS, TOEIC đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hồ sơ xin việc cho những công việc đòi hỏi lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam học sinh sinh viên có xu hướng giỏi về ngữ pháp nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong các kỹ năng nói, nghe trong khi đây lại là những kỹ năng cần thiết nhất. Điều này có nguyên nhân từ quá trình dạy và học tiếng anh ở Việt Nam còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy nghe nói. Chính vì vậy, các trường học cần phải chú ý nhiều hơn đến việc rèn luyện cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc viết bằng nhiều cách như đào tạo thêm cho giáo viên các chuyên môn về dạy nghe, nói; đưa nghe nói viết vào các bài thi(điều này đang được thực hiện rất có hiệu quả ở một số trường như Phổ thông chuyên Hà Nội- Amsterdam Phổ thông Chuyên ngoại ngữ hay Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại Thương) hoặc mời các giáo viên nước ngoài để học sinh sinh viên có những buổi được học tập trực tiếp với người bản xứ… Trang bị tiếng anh cho học sinh sinh viên là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên tiếng anh đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu nên việc biết tiếng anh nhiều khi vẫn là chưa đủ. Việc học tập thêm một ngoại ngữ khác đang trở thành một xu hướng mà

63

các trường nên xem xét. Ngoài các trường đào tạo riêng về ngoại ngữ, các trường về kinh tế, thương mại hay du lịch cũng nên đưa thêm ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật vào chương trình tự chọn để học sinh, sinh viên được trang bị thêm một ngôn ngữ cũng chính là chuẩn bị thêm một lợi thế góp phần nâng cao chất lượng làm việc sau khi ra trường.

Đối với đối tượng lao động nông thôn, đây vẫn là nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng cao trong dân số cả nước. Dưới tác động của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, một số lượng lớn lao động nông thôn tham gia vào các nhà máy xí nghiệp tại các khu công nghiệp, chế xuất để làm việc khi mục đích sử dụng đất được chuyển đổi cho nhu cầu công nghiệp hóa. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác việc làm ở nông thôn, các chính quyền, ban, ngành địa phương cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực này để họ có thể tham gia làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Chính phủ cần phải mở rộng và phát triển nhanh chóng các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục cộng đồng, các trung tâm khuyến nông để đào tạo nghề ngắn hạn, chuyển giao công nghệ và phổ biến các kiến thức mới trong nông nghiệp cho lao động nông nghiệp. Phát triển trường cao đẳng cộng đồng ở các vùng, các tỉnh đông dân cư để đào tạo nhân lực từ sơ cấp đến cao đẳng về các ngành nghề đặc thù của từng địa phương để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho địa phương trong quá trình CNH, HĐH. Đặc biệt, các địa phương cần khuyến khích người lao động tích cực tham gia để có thể bắt kịp với guồng quay kinh tế mới.

Song song với việc đào tạo về năng lực, kỹ thuật, nhân lực Việt nam còn cần phải được trang bị các kỹ năng mềm, tác phong làm việc hiện đại, tinh thần làm việc nhóm và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Để thực hiện được điều này, các cơ sở đào tạo cần phải chú ý đến mục tiêu rèn luyện nhân lực một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ và đặc biệt là đạo đức. Việc đào tạo được những người lao động không chỉ có năng lực, trí tuệ, sự sang

64

tạo mà còn có những đức tính tốt đẹp, giữ gìn bản sắc dân tộc sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)