Quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực của nước ta trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 50 - 55)

7. Kết cấu đề tài

3.1. Quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực của nước ta trong

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát

46

triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng là yếu tố then chốt quyết định sức mạnh của một quốc gia. Đặc biệt là trong thời kỳ CNH, HĐH, nguồn nhân lực chính là nhân tố quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta phải hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức

lao động của nhân dân ta”. Có thể thấy, ngay từ thời kỳ cách mạng, Đảng

ta đã chú trọng xây dựng yếu tố con người. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta vẫn tiếp tục nhận thức rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội.

Đầu tiên, trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ năm 1991, Đảng đã chỉ rõ con người chính là nguồn lực quan trọng nhất, nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hung thịnh của đất nước. Kể từ đó, ở các Đại hội VIII, IX, X, XI, Đảng ta tiếp tục đưa ra chiến lược phát triển con người và khẳng định sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong thời đại CNH, HĐH.

Thứ nhất, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII tháng

6/1996, Đảng đã đưa ra một quan điểm về CNH, HĐH là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng

và bền vững” và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to

lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc

CNH, HĐH”. Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất

nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Nghị quyết đã xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng

47

toàn dân ta; phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh; phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện về cả sức khỏe, trí tuệ, nhân cách, thái độ; Mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Thứ hai, ở Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng đã xác định: Phát triển

giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Vì thế Đảng đưa ra phương châm: Học đi đôi với hành, kết hợp lao động với sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Thứ ba, sang tới Đại hội X, Đảng nêu rõ nhận thức: “đáp ứng yêu

cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đồng thời khẳng định phương hướng: “Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Thêm vào đó, Đảng còn xác định phải đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, từ nội dung, phương pháp đến hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được tạo được chuyển biến toàn diện trong nền giáo dục nước nhà; xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu công cuộc CNH, HĐH đất nước.

48

Thứ tư, ở Đại hội XI, Đảng ta đã có thêm những bước tiến dài trong

việc tiếp nối, bổ sung, hoàn chỉnh và cụ thể hóa nội dung “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Đảng ta xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh trang quan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.”

Phải nói rằng, Đại hội XI (2011) đã đưa ra nhiều những tư duy mới về vấn đề phát triển nhân lực ở Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Một là, Đại hội đã điều chỉnh những đặc trưng của con người trong

chế độ xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh bổ sung năm 2011: “Con người có điều kiện sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Ngoài ra, nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thế, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.”. Thực chất quan điểm này là sự tiếp nối của một quan điểm nhất quán của Đảng: Nhân tố con người là nhân tố mang tính then chốt, quyết định trong công cuộc phát triển đất nước, mọi sự phát triển phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người, mặt khác, để con người có thể phát triển toàn diện và thực sự trở thành chủ thể thì cần xây dựng cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trường giúp con người được quyền làm chủ một cách tối đa. Chỉ có dân chủ mới là môi trường tốt nhất cho con người phát huy sức sáng tạo của mình. Để có được môi trường đó, trước hết cần phải coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức, trách nhiệm công

49

dân, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước.

Hai là, Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, đặc biệt là

nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây được khẳng định là khâu đột phá thứ hai, và được coi là khâu đột phá trúng và đúng trong hoàn cảnh hội nhập trường quốc tế của nước ta hiện nay. Khâu đột phá này sẽ giúp chúng ta tồn tại được trong một thế giới năng động, thế giới của khoa học công nghệ tinh vi hiện đại. Vì thế, Đại hội XI của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nước ta trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõ những giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam”.

Ba là, Đảng nhận định phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn

nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Trong điều kiện khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức phát triển như hiện nay, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có cơ hội tân dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để vượt lên, đi tắt đón đầu, tránh nguy cơ tụt hậu và phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể thực hiện nếu có sự gắn kết giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng nền khoa học

50

công nghệ mới tiên tiến. Đặc biệt đối với đất nước ta với dân số chủ yếu làm nghề nồng, trình độ lao động còn thấp, điều này lại càng yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

Bốn là, Đảng chỉ ra phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nhân

lực. Ở nước ta hiện đang có một thực trạng vô cùng bất hợp lí, đó là trong khi chất lượng lao động yếu kém, phần nhiều không qua đào tao cơ bản nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trường mà không tìm được việc làm, hoặc nếu tìm được việc làm thì lại là trái ngành trái nghề khiến doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí chất xám. Vì thế Nhà nước phải nghiên cứu và đánh giá chính xác về thực trạng nguồn lực con người một cách hợp lý. Nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để chuyển dịch cơ cấu lao động, đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm thu hút người lao động đi các vùng sâu vùng xa, tránh tình trạng ở thành thị thì thiếu việc làm còn ở nông thôn thì thiếu nhân lực. Ngoài ra, cần có chính sách quản lý chất lượng đào tạo giáo dục, không để bằng cấp quá tràn lan, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Năm là, Đảng tập trung đặc biệt vào thanh niên, nguồn lao động giữ

vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh”.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)