7. Kết cấu đề tài
2.2.2. Sự biến động về cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay việc phân chia các ngành kinh tế được tuân thủ theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 1993. Theo Nghị định, hệ thống ngành kinh tế quốc dân Việt Nam không phân chia theo lĩnh vực mà gồm 20 ngành cấp I (các ngành lớn trong nền kinh tế quốc dân) và các ngành cấp II, cấp III, cấp IV (theo nội bộ ngành). Dựa trên cơ sở của Nghị định trên, nghiên cứu phân bổ nguồn nhân lực của các ngành kinh tế tập trung chủ yếu là việc phân bổ nguồn nhân lực của 3 ngành cấp I là: Nông-Lâm-Ngư nghiệp (Khu vực I); Công nghiệp-Xây dựng (Khu vực II); Thương mại và dịch vụ (Khu vực III). Căn cứ theo đó, xu hướng phân bổ nguồn nhân lực giữa các ngành ban
28
đầu tập trung đông trong khu vực nông nghiệp, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì nguồn nhân lực lại chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Phân tích cơ cấu nguồn nhân lực về sự biến động giữa các nhóm tuổi: Nhóm tuổi chiếm số lượng lao động lớn nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 là nhóm tuổi từ 24-49 tuổi1. Ở nhóm tuổi này luôn có sự phát triển về lực lượng lao động đều đặn trong những năm gần đây. Nhóm tuổi từ 15-24 có sự ổn định trong các năm về lực lượng lao động còn nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên lại có xu hướng tăng về số lượng người lao động trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011.Cũng trong giai đoạn từ 2000- 2008, tỷ lệ nữ trong dân số tuổi từ 15-24 đã có sự giảm nhẹ. Tỷ lệ phụ nữ và người cao tuổi cao trong dân số do hậu quả để lại trong chiến tranh và do độ tuổi trung bình của phụ nữ cao hơn so với nam giới.
Nguồn: Bộ LĐTB và XH: Điều tra thực trang việc làm và thất nghiệp.
Kinh tế Việt Nam đang có sự dịch chuyển cơ cấu mạnh mẽ và nhanh chóng. Đó là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Điều này được phản ánh qua cơ cấu dịch chuyển việc làm phân theo ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể từ năm 2000 đến năm 2007, số lượng việc làm của khu vực nông nghiệp giảm liên tục, nếu như năm 2000
1Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2011.
0 20 40 60 80 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ việc làm phân theo ngành từ năm 2000-2007 (%)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch Vụ
29
tỷ lệ việc làm trong khu vực nông nghiệp là 65,3% thì đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 52,2%, điều này đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hết sức nhanh chóng của Việt Nam. Trái ngược với sự giảm xuống số lượng việc làm ở khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp và dịch vụ lại có sự chuyển dịch lớn. Nếu như năm 2000, tỷ lệ việc làm trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 12,4% và 22,3% thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên tương ứng là 19,25 và 28,6%.
Số liệu về qui mô và chất lượng việc làm trong các khu vực kinh tế phi chính thức rất hạn chế và còn thiếu, chỉ đến khoảng thời gian gần đây mới cho thấy điều kiện làm việc trong các khu vực phi chính thức thiếu và kém hơn hẳn so với các lao động làm việc trong các khu vực chính thức. Điều đáng để quan tâm là hầu hết các lao động làm việc trong khu vực phi chính thức đều không có hợp đồng lao động. Bên cạnh đó thời gian làm việc trung bình trong khu vực kinh tế phi chính thức lai dài hơn nhưng tiền công cho người lao động lại thấp hơn khu vực chính thức2. Tuy vậy việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức hiện lại đang chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động, chính vì vậy bài toán làm thế nào để có thể chuyển đồi được hết lao động từ khu vực phi chính thức sang chính thức thật sự là một bài toán khó cho chính phủ.
Tiếp tục xét tới tỷ lệ lao động Việt Nam phân theo giới tính chúng ta nhân thấy có sự chênh lệch không quá lớn giữa lao động nam giới và nữ giới. Năm 2000, lao động là nữ giới chiếm 49,3% trong khi đó lao động năm giới chiếm 50,7% ( xem bảng 2). Đến năm 2011, tỷ lệ có sự thay đổi không đáng kể khi lao động nữ giới chiếm 48,5% còn lao động nam giới chiếm 51,5%. Nhìn vào tổng số người lao động từ năm 2000 đến năm
2 Tổng cục thống kê và Viện nghiên cứu phát triển: Khu vực không chính thức và việc làm trong khu vực không chính thức tại Việt Nam: Những dự đoán ban đầu từ điều tra lực lượng lao động (Hà Nội, 2007).
30
2011, có thể nhận thấy được mức tăng nhanh, đây là điều đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ có được sự phục vụ của một lượng lớn lao động, chiếm ½ tổng dân số. Sự chênh lệch không quá lớn giữa lực lượng lao động nam giới và nữ giới đảm bảo cho sự phát triển đồng đều nguồn nhân lực Việt Nam trong những năm tới, đáp ứng đủ nhu cầu vù tuyển dụng lao động trong các ngành kinh tế.
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2011
Xu hướng di cư từ nông thôn ra thị cùng với đó là quá tình đô thị hoá đang tăng nhanh do sự chênh lệch thu nhập và mức sống của người dân ở hai khu vực này. Dân cư thành thị hàng năm tăng nhanh, đến năm 2011 dân số khu vực thành thị tăng 5,18% khi mà dân số ở khu vực nông thôn lại có sự giảm xuống liên tục về tốc độ phát triển năm 2011 giảm 0,77%. Nhìn vào các năm gần đây từ 2009 đến 2011, dân số ở khu vực nông thôn còn có mức phát triển âm. Đối chiếu với tỷ lệ lao động phân bố ở khu vực thành
50,7 51,0 50,9 51,3 51,0 52,3 53,2 50,8 51,3 52,0 51,4 51,5 49,3 49,0 49,1 48,7 49,0 47,7 46,8 49,2 48,7 48,0 48,6 48,5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 Biểu đồ 1.4: Cơ cấu giới tính(%)
31
thị và nông thôn cũng nhận thấy sự tăng lên nhanh chóng của số lượng việc làm ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn. Nếu như năm 2000, tỷ lệ việc làm ở khu vực thành thị chỉ đạt 23,1% ở khu vực nông thôn là 76,9% thì tốc độ tăng liên tục của tỷ lệ việc làm ở khu vực thành thị khiến cho đến năm 2011, tỷ lệ việc làm ơ khu vực thành thị đã đạt 29,7% còn khu vực nông thôn giảm xuống còn 70,3%. Đây là xu hướng không thể tránh khỏi của quá trình đô thị hoá đang diễn ra hết sức mau lẹ và nhanh chóng ở nước ta trong những năm gần đây.
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2011 2.2.3. Sự biến động của các yếu tố khác
Năng suất lao động là một trong những yếu tố động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đảm bảo cho quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Từ năm 2002 tới năm 2007, năng suất lao động Việt Nam đã tăng khá nhanh từ 7,1 triệu đồng lên 10,1 triệu đồng. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp vẫn đi đầu về tăng năng suất và đạt gần 22 triệu đồng, cao hơn 50% so với năng suất lao động trong ngành dịch vụ và gấp 6 lần so với mức trong nông nghiệp.
23,1 23,9 24,2 24,1 24,9 25,5 26,5 26,3 27,3 26,9 28,0 29,7 76,9 76,1 75,8 75,9 75,1 74,5 73,5 73,7 72,7 73,1 72,0 70,3
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 Biểu đồ 1.5: Phân bố việc làm theo khu vực thành thị và nông
thôn (%)
32
So sánh với các nước trong khu vực ASEAN, tốc độ tăng năng suất của Việt Nam trong những năm gần đây là rất nổi bật và vượt tất cả các nước thành viên của ASEAN. Tính theo giá trị của đồng đô la Mỹ, sản lượng trung bình của Việt Nam trên mỗi lao động là 5.700 đô la, tương đương với 62% của mức trung bình của ASEAN, 22% năng suất lao động của Malaysia và 12,4% của Singapore.
Tiền lương và thu nhập cũng là một yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Số liệu về tiền lương theo các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy có sự tăng liên tục về tiền lương trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước có tốc độ tăng tiền lương nhanh nhất, đạt mức 8,6% năm, trong khi đó tiền lương của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hộ gia đình chỉ tăng trong khoảng 2,4%. Phân tích số liệu về thu nhập trong khoảng 10 năm trở lại đây cho chúng ta thấy, với sự phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐHliên tục và hội nhập sâu rộng với thế giới đã dẫn đến gia tăng thu nhập cho người lao động một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng tăng 79%, mức tăng thu nhập ở nông thôn (84%) đã vượt qua mức tăng thu nhập ở đô thị (70%). Mặc dù vậy, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở khu vực đô thị vẫn ở mức cao, gấp 3 lần so với khu vực nông thôn và đang có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy vậy lại đang có sự bất bình đẳng giới trong tiền lương và thu nhập của lao động nam giới và nữ giới. Về điều này, nhìn chung tiền lương trung bình của lao động nữa thấp hơn lao động nam làm cùng nghề nghiệp. Tiền lương trung bình hàng tháng của lao động nữ tương đương 87,5% của tiền lương của lao động nam trong năm 2006. Chênh lệch tiền công, tiền lương lớn nhất là trong ngành nghề lắp đặt và vận hành máy móc (tiền công của lao động nữa chỉ bẳng 66% so với lao động nam giới). Trong những ngành nghề
33
đòi hòi cần bằng cấp và trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, tiền lương của lao động nữ chỉ tương đương khoảng 80% tiền lương của lao động nam giới. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến năm 2006, tốc độ tăng tiền lương của lao động nữ cao hơn (16%) so với tốc độ tăng tiền lương của lao động nam giới (15%), làm thu hẹp phần nào khoảng cách giới trong tiền lương.
Như vậy chỉ tính trong mười năm trở lại đây, lực lượng lao động của Việt Nam tăng với tốc độ khá nhanh (2,5%/năm) cùng với đó là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng nguồn nhân lực Việt Nam đang tăng dần qua các năm. Trong thời gian này, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới cao hơn so với nữ giới và có xu hướng ngày càng gia tăng, điều này phản ánh tỷ trọng mất cân đối của nữ giới trong các hoạt động phi kinh tế và nội trợ gia đình. Tuy nhiên, một điểm đáng mừng là lực lượng lao động của Việt Nam còn trẻ với độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực là 15 - 24 tuổi. Mặc dù vậy, trong 10 năm này, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là là động giản đơn và không qua trường lớp đào tạo. Sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật giữa lao động qua đào tạo và không qua đào tạo, giữa lao động nam giới và nữ giới ngày càng gia tăng. Đây thực sự là những điều đáng báo động đối với sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam.
2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
2.3.1. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học – công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. Có thể nói, giáo dục – đào tạo chính là đòn bẩy để phát triển nguồn nhân lực.Thật
34
vậy, trong thời đại quốc tế hóa và toàn cầu hóa nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập sâu với kinh tế toàn cầu thì nhu cầu về nguồn nhân lực là vô cùng bức thiết. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như xây dựng và phát triển nền kinh tế trí thức là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là trọng trách của ngành Giáo dục - Đào tạo.Tác động của Giáo dục – đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực
Về mặt tích cực, giáo dục – đào tạo đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong việc phát triển nguồn nhân lực. Năm 2012, tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Việt Nam khẳng định trong những năm qua, giáo dục – đào tạo ở Việt Nam có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là nhân lực đã qua đào tạo đạt được những thành công nhất định. Mạng lưới cơ sở giáo dục – đào tạo phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập, trau dồi tri thức của toàn dân. Hằng năm,Giáo dục – đào tạo góp phần “cung cấp” cho xã hội hàng triệu nhân lực đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học. Đây là lực lượng chủ lực và nòng cốt của quá trình CNH, HĐH đất nước, của phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo TS. Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, giai đoạn từ năm 2000 – 2010, tổng số nhân lực qua đào tạo ở tất cả các trình độ tăng từ 5,9 triệu người (năm 2000) lên 20,1 triệu người (năm 2010), tức tăng 3,4 lần. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng đạt được những thành tựu đáng kể, tăng 34% từ 16% năm 2000 đến 40% năm 2010. Có được những thành tựu trên là do nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo tăng nhanh cùng với đó là đầu tư của nhà nước và cơ chế tài chính dành cho giáo dục bắt đầu được đổi mới.Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất kỹ thuật được đổi mới phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo dục cũng được đổi mới theo hướng “học đi đôi với hành”. Hệ thống quản lý chất lượng giáo dục và cơ
35
chế nhà nước – nhà trường – người dân giám sát chất lượng giáo dục bắt đầu được hình thành góp phần làm tăng chất lượng giáo dục theo đó, chất lượng “đầu ra” giáo dục được cải thiện đáng kể. Cùng với đó là hệ thống giáo dục quốc dân đang được hoàn chỉnh, thống nhất, xen phủ đều và rộng, với 23,5 triệu người đi học mỗi năm.
Tuy nhiên, còn một số những tác động tiêu cực của giáo dục đào tạo đến phát triển nguồn nhân lực. Đầu tiên phải kể đến chính là sự quản lý của nhà nước về giáo dục – đào tạo các cấp, đặc biệt là giáo dục – đào tạo bậc đại học và sau đại học còn nhiều bất cập, trì trệ - là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học không có những cải thiện đáng kể trên diện rộng. Chất lượng đào tạo đại học nói chung, trong đó đặc biệt là đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hạn chế sẽ gây ra hậu quả cho nền kinh tế trong thời gian tương đối dài. Có thể thấy được rõ một bộ phận những sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù đã được đào tạo bài bản nhưng vẫn