7. Kết cấu đề tài
2.2.1. Sự biến động về lực lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Từ năm 2000 đến năm 2007 lực luợng lao động Việt Nam tăng bình quân 1,06 triệu người mỗi năm. Lực lượng lao động ở Việt Nam còn khá trẻ. Điều này góp phần thúc đấỵ sự tham gia của dân số thanh niên đang tăng nhanh vào lực lượng lao động là một ưu tiên quan trọng của nhà nước. Số lượng thanh niên độ tuổi 15-24 tuổi trong lực lượng lao động đã tăng lên 15% từ 8,6 triệu trong năm 2000 lên tới 9,9 triệu trong năm 2007. So sánh với mức tăng trưởng dân số thanh niên 18,1% ( từ 15,2 triệu lên tới 18 triệu), có thể thấy tỷ lệ thanh niên tham gia lực lượng lao động giảm từ 56,2% xuống còn 54,8%, một phần do sự gia tăng tỷ lệ đi học bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.
25
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2011
Thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp từ năm 2000-2007, điều này do phần lớn người lao động sẵn sàng làm các công việc có thu nhập thấp nhưng không sẵn sàng chấp nhận bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp giao động trong khoảng 2,1% đến 2,8% trong giai đoạn này. Năm 2007 có1,1 triệu người thất nghiệp đi tìm kiếm việc làm, chiếm 2,4% lực lượng lao động. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 2,4% sau đó giảm xuống còn 1,9% trong suốt giai đoạn 2002-2004, trước khi về mức 2,4% vào năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ đang tìm kiếm việc làm đã tăng nhẹ, từ 2,1% lên tới 2,5% trong cùng thời kỳ. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011, tỷ lệ thất nghiệp lại giảm từ 2,38% xuống còn 2,22% vào năm 2011. Đây được xem là những con số đáng khích lệ của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thất nghiệp đang là một vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ tính trong quý IV năm 2011 đến quý III
0,0 5000,0 10000,0 15000,0 20000,0 25000,0 30000,0 35000,0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 Biểu đồ 1.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo
nhóm tuổi
15-24 24-49 50 trở lên
26
năm 2012, những nhóm tuổi có số người thất nghiệp có sự biến động theo xu hướng tăng dần trong các quý là nhóm từ 15-19 tuổi, 20-24 tuổi, 25-29 tuổi, 50-54 tuổi. Còn lại các nhóm tuổi khác đều có xu hướng ổn định hoặc giảm không đáng kể về số người thất nghiệp. Tuy vậy chúng ta cũng có thể thấy được nhóm tuổi từ 45-49 lại giảm đáng kể về số lượng người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên. Phân tích số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên trong thời gian từ quý IV/2011 đến quý III/2012, so sánh từng quý ta nhận thấy số người thất nghiệp thấp nhất vào quý IV/2011 (852.9 nghìn người) và cao nhất vào quý III/2012 (983.9 nghìn người). Số người thất nghiệp có sự biến động theo hướng tăng vào các quý I/2012 và quý III/2012, giảm vào quý IV/2011 và quý II/2012. Sở dĩ quý IV/2011 lại có số nguời thất nghiệp thấp nhất là do đây là quý cuối cùng của năm 2011 cũng là thời gian quan trọng nhất trong một kì kinh tế của các doanh nghiệp, nhu cầu về tuyển dụng lao động và việc làm đều tăng mạnh. Còn quý I/2012 lại có số người thất nghiệp tăng là do đặc điểm lao động Việt Nam, thường có tỷ lệ thất nghiệp cao vào những tháng đầu năm.
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2011
Thất nghiệp vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở lứa tuổi thanh niên từ 15- 24 tuổi, hơn một nửa số người thất nghiệp là thanh niên độ tuổi từ 15-24 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tương đối cao, chỉ tính trong giai đoạn từ
852,9
980,4
882,3
983,9
Quý IV/2011 Quý I/2012 Quý II/2012 Quý III/2012
Biểu đồ 1.2: Số người thất nghiệp Số người thất nghiệp
27
2000 đến 2007 tỷ lệ này đã tăng từ 4,8% đến 6%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tỷ lệ thất nghiệp ở các độ tuổi lớn hơn đã tăng hơn 4 lần, điều này giúp nhận thấy số lượng thanh niên kiếm việc làm có khả năng thất nghiệp cao gấp 4 lần so với lao động lớn tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ thanh niên lại chứng kiến sự tăng nhanh hơn so với nam thanh niên.
Tỷ lệ thất nghiệp có thể nhận thấy không quá cao và phổ biến ở Việt Nam, nhưng tình trạng thiếu việc làm lại là một vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ thiếu việc làm luôn ở mức từ 5-6% trong giai đoạn từ 2000 đến 2011. Hầu hết thiếu việc làm là lao động nông thôn, ở khu vực này tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm trên 89% dân số thiếu việc làm. Nhìn rộng ra các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp như ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Việt Nam cao hơn (5,8%) so với ở đô thị (2,1%). Trong thập niên vừa qua, tỷ lệ thiếu việc làm từ nông thôn đã giảm xuống do dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông nghiệp và có sự gia tăng hoá đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và các yếu tố khác.