7. Kết cấu đề tài
2.3.1. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học – công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. Có thể nói, giáo dục – đào tạo chính là đòn bẩy để phát triển nguồn nhân lực.Thật
34
vậy, trong thời đại quốc tế hóa và toàn cầu hóa nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập sâu với kinh tế toàn cầu thì nhu cầu về nguồn nhân lực là vô cùng bức thiết. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như xây dựng và phát triển nền kinh tế trí thức là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là trọng trách của ngành Giáo dục - Đào tạo.Tác động của Giáo dục – đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực
Về mặt tích cực, giáo dục – đào tạo đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong việc phát triển nguồn nhân lực. Năm 2012, tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Việt Nam khẳng định trong những năm qua, giáo dục – đào tạo ở Việt Nam có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là nhân lực đã qua đào tạo đạt được những thành công nhất định. Mạng lưới cơ sở giáo dục – đào tạo phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập, trau dồi tri thức của toàn dân. Hằng năm,Giáo dục – đào tạo góp phần “cung cấp” cho xã hội hàng triệu nhân lực đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học. Đây là lực lượng chủ lực và nòng cốt của quá trình CNH, HĐH đất nước, của phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo TS. Phạm Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, giai đoạn từ năm 2000 – 2010, tổng số nhân lực qua đào tạo ở tất cả các trình độ tăng từ 5,9 triệu người (năm 2000) lên 20,1 triệu người (năm 2010), tức tăng 3,4 lần. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng đạt được những thành tựu đáng kể, tăng 34% từ 16% năm 2000 đến 40% năm 2010. Có được những thành tựu trên là do nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo tăng nhanh cùng với đó là đầu tư của nhà nước và cơ chế tài chính dành cho giáo dục bắt đầu được đổi mới.Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất kỹ thuật được đổi mới phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo dục cũng được đổi mới theo hướng “học đi đôi với hành”. Hệ thống quản lý chất lượng giáo dục và cơ
35
chế nhà nước – nhà trường – người dân giám sát chất lượng giáo dục bắt đầu được hình thành góp phần làm tăng chất lượng giáo dục theo đó, chất lượng “đầu ra” giáo dục được cải thiện đáng kể. Cùng với đó là hệ thống giáo dục quốc dân đang được hoàn chỉnh, thống nhất, xen phủ đều và rộng, với 23,5 triệu người đi học mỗi năm.
Tuy nhiên, còn một số những tác động tiêu cực của giáo dục đào tạo đến phát triển nguồn nhân lực. Đầu tiên phải kể đến chính là sự quản lý của nhà nước về giáo dục – đào tạo các cấp, đặc biệt là giáo dục – đào tạo bậc đại học và sau đại học còn nhiều bất cập, trì trệ - là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học không có những cải thiện đáng kể trên diện rộng. Chất lượng đào tạo đại học nói chung, trong đó đặc biệt là đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hạn chế sẽ gây ra hậu quả cho nền kinh tế trong thời gian tương đối dài. Có thể thấy được rõ một bộ phận những sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù đã được đào tạo bài bản nhưng vẫn không thể để đáp ứng yêu cầu của công việc và rộng hơn là yêu cầu của xã hội trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực và việc phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục rõ ràng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những nỗ lực của ngành giáo dục nói chung chưa thực sự đóng vai trò là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu của phát triển nguồn nhân lực. Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận, nhân lực chưa qua đào tạo hiện tại vẫn chiếm số đông, đồng thời, nhân lực chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người lao động khó có thể tham gia và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực đã qua đào tạo có xu hướng nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường công nghiệp hóa còn yếu. Thêm nữa, kỹ năng nghề
36
nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp của lao động còn chưa được chú trọng trong quá trình đào tạo. Giáo dục – đào tạo bậc phổ thông chưa chú trọng đến vấn đề hướng nghề cho học sinh dẫn đến sựmấtphù hợp với đòi hỏi nhân lực của các lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền là hệ quả của việc số lương thí sinh đăng ký dự thi ĐH – CĐ mỗi năm vào các ngành nghề chưa theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, học sinh, sinh viên theo học các ngành về kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị, công nghệ thông tin chiếm đa số trong khi các ngành khoa học cơ bản và khoa học xã hội luôn thiếu người học. Điều này ảnh hưởng đến việc phát triển và phân bố nguồn nhân lực. Mặc dù giáo dục– đào tạo phát triển nhanh nhưng quy mô lại không đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, trong vòng 20 năm Việt Nam có 400 trường đại học nhưng điều đáng buồn là số lượng không đi cùng với chất lượng ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu của quá trình CNH, HĐHvà hội nhập quốc tế. Tóm lại, thực tiễn nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại ba mâu thuẫn cần giải quyết. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và gấp rút nâng cao chất lượng của giáo dục với khả năng đáp ứng hạn chế của nền kinh tế và năng lực còn yếu của hệ thống giáo dục. Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin, tri thức cà thời gian dành cho giáo dục. Trong khi khối lượng thông tin tăng nhanh thì thời gian dành cho giáo dục lại có hạn. Việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục càng trở nên cấp thiết. Cuối cùng là mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới giáo dục đang ngày càng gay gắt với yêu cầu giữ sự ổn định tương đối cho hệ thống. Phát triển giáo dục–đào tạo theo hướng nhanh mà ổn định, số lượng đi đôi với chất lượng là vấn đề bức thiết để phát triển nguồn nhân lực hiện nay.
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm được tạo ra.
37
Đồng nghĩa với đó là việc tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cao cho chủ doanh nghiệp sử dụng lao động, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐHở Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm tăng thêm tiền lương và thu nhập cho người lao động. Để nguồn nhân lực thực sự phát triển thì phải chú ý đến quá trình giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo là yếu tố then chốt cần chú trọng phát triển nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hiện nay. Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, có năng suất cao- đây là điều quan trọng để phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế nói riêng và thế giới nói chung, chúng ta đã tiếp cận và học hỏi được các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, khi mà môi trường kinh tế thị trường luôn thay đổi tác động đến tất cả các lĩnh vực liên quan, giáo dục và đào tạo càng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức và phát huy bồi dưỡng trình độ cho nguồn nhân lực Việt Nam. Giáo dục là hoạt động học tập và rèn luyện nhằm mục đích trang bị cho con người một nghề nghiệp khi bước vào độ tuổi lao động. Kế đó, đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình liên tục nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng trong nghề nghiệp giúp người lao động đạt được một trình độ chuyên môn nhất định. Trong quá trình đạo tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay lại được chia ra thành hai loại hình đào tạo nguồn nhân lực chính, đó là đào tạo mới và tái đào tạo.
Về chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ở Việt Nam đã có sự phối hợp thống nhất từ Chính phủ xuống địa phương và các doanh nghiệp. Hiện nay chiến lược về đào tạo phát triển nguồn lực đều chú trọng đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực giữa các ngành, nghề, chuyên môn, giữa lao động trực tiếp với lao động quản lý. Hiện nay ở các doanh nghiệp, quá trình đào tạo nguồn nhân lực diễn ra liên tục nhằm nâng cao tay nghề
38
bồi dưỡng trình độ cho người lao động. Để đào tạo người lao động trực tiếp là công nhân các ngành cơ khí kỹ thuật, Chính phủ và các doanh nghiệp đã mở nhiều trường dạy nghề cho người lao động. Mạng lưới đào tạo nghề bao gồm các trường dạy nghề thuộc các Bộ, ngành, địa phương kể cả các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề. Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp tư nhân và ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.