7. Kết cấu đề tài
3.2.1.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh việc phát triển giáo dục và đào tạo cho nguồn nhân lực, Chính phủ cần phải quan tâm đến sức khỏe cho người lao động để đảm bảo sự phát triển toàn diện về cả thể lực và trí lực của nguồn nhân lực.
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người lao động trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế. Trong quá trình thực hiện ở Việt Nam, bên cạnh nhiều kết quả khả quan BHYT đã đạt được trong việc góp phần từng bước bảo đảm những điều kiện chăm sóc sức khỏe tối thiểu cho người dân thì vẫn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của người lao động.Việc cung ứng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng. Tình trạng quá tải còn khá phổ biến, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và tình trạng chuyển tuyến khó kiểm soát. Chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thủ tục hành chính, phân tuyến kỹ thuật còn chưa phù hợp…
Để từng bước khắc phục những hạn chế và đem lại những điều kiện tốt nhất cho người lao động, trước hết Chính phủ cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động có được những thông tin cần thiết về thủ tục, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Đối với các doanh nghiệp, nhóm có khả năng tham gia bảo hiểm y tế nhưng lại thuộc nhóm có tỷ lệ tham gia thấp, thì cần có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế việc đóng bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và hoàn thiện những chế tài trong việc xử
65
phạt các doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Xây dựng thêm các bệnh viện, cơ sở y tế là một nhu cầu cần thiết để tránh tình trạng quá tải. Cần có sự phân tầng đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất từ trung ương tới địa phương và đầu tư trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại cho các cơ sở khám chữa bệnh nhằm đạt được tính hiệu quả, khoa học và kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có sự quan tâm đến việc nâng cao năng lực của đội ngũ y bác sĩ thông qua quá trình đào tạo chuyên môn và có chế độ đãi ngộ hợp lý để hạn chế tình trạng “chi phí gián tiếp” khi khám chữa bệnh vẫn đang trở thành vấn nạn tại các bệnh viện. Đồng thời, Chính phủ phải có sự đầu tư đối với công tác y tế dự phòng thông qua việc tuyên truyền kịp thời về các dịch bệnh(như cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh…) và khuyến khích người lao động tham gia tiêm chủng.
Môi trường làm việc
Nhằm bảo đảm sức khỏe cho người nhân lực, việc Chính phủ quan tâm đến môi trường làm việc cho người lao động là vô cùng cần thiết. Những năm qua, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức nên tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp luôn là những nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, chất lượng người lao động.Chính vì vậy, Chính phù cần đẩy mạnh công tác lập hồ sơ vệ sinh lao động, khảo sát môi trường lao động, triển khai các mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao. Cần tăng cường đào tạo, tập huấn và các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh lao động cho doanh nghiệp và người lao động; đẩy mạnh công tác khám phát hiện, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và tăng cường đội ngũ cán bộ trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp về thực hiện công tác quản lý sức khỏe, quản lý vệ sinh lao động. Chính phủ cũng nên đầu tư,
66
tăng cường năng lực cho các đơn vị khoa học và tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ về an toàn - vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động cho người lao động. Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, Chính phủ cần hoàn thiện các nội dung liên quan đến vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệpvà các chế tài liên quan đến việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động để đảm bảo cho sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc.