Bảo trợ xã hội và vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 43)

7. Kết cấu đề tài

2.3.2. Bảo trợ xã hội và vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

2.3.2.1. Bảo trợ xã hội

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho dân số và người lao động. Luật Bảo hiểm Xã hội bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 bao gồm các quy định cho 3 chế độ bảo hiểm: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc có phạm vi bao phủ hạn chế, tập trung chủ yếu ở khu vực nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo thống kê chỉ có 8,5 triêu người lao động được bảo hiểm năm 2008. Con số này chỉ bằng 80% số người lao động đủ điều kiện tham gia bảo hiểm.

Chế độ bảo hiểm tự nguyện được bắt đầu thực hiện vào ngày 01/01/2008. Hầu hết lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm nông dân, thợ làng nghề…đều không tham gia do các quy định về các khoản đóng góp và các lợi ích được hưởng chưa hợp lý. Các điều kiện và yêu cầu của bảo hiểm tự nguyện bắt buộc phải đóng góp 20%3 tiền công trung bình nhìn chung vẫn ở mức cao so mới thu nhập trung bình của số đông người lao động. Bên cạnh đó, hệ thống bảo hiểm tự nguyện cũng

3 Tổ chức lao động Quốc tế: Dự án liên vùng: Làm sao để tăng cường diện bao phủ bảo trợ xã hội trong bối cảnh của Chương trình Nghị sự liên minh Châu Âu về việc làm bền vững và xúc tiến việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức: Việt Nam – một trường hợp nghiên cứu (2008).

39

chưa thu hút được đối tượng người lao động là thanh niên, nguyên nhân chủ yếu là do đại đa số lao động thanh niên vẫn chưa nắm rõ được đầy đủ quyền và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm so với việc không tham gia vì những lợi ích theo cam kết mà người lao động được hưởng chỉ tương đương với mức đóng bảo hiểm.

Chế độ bảo hiểm thứ 3 là chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 01/01/2009 bao gồm trợ cấp thất nghiệp, phụ cấp đào tạo nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Theo quy định của bảo hiểm thất nghiệp, cả chủ doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động cùng đóng một mức bảo hiểm chung là 1% dựa trên mức nào thấp hơn lương hợp đồng/phụ cấp hoặc ngưỡng trần theo quy định ấn định ở mức gấp 20 lần lương tối thiểu. Số tiền được trả bảo hiểm cho người lao động bị thất nghiệp là 10% của mức lương/phụ cấp trung bình của 6 tháng liền nhau trước khi người lao động bị thất nghiệp. Mặc dù vậy bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng và chi trả bảo hiểm cho các doanh nghiệp đã đăng kí bảo hiểm tối thiểu cho 10 lao động, diện bao phủ không mở rộng cho số đông lực lượng lao động. Hiện tại, đã có khoảng 5,4 triệu người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Về tiền lương hưu dành cho người lao động đã nghỉ hưu, Việt Nam cũng đã có một chương trình bắt buộc áp dụng cho những người lao động trong các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế chính thức với điều kiện có hợp đồng lao động ít nhất là 3 tháng. Chế độ lương hưu này đòi hỏi phải có đóng góp 16% lương, trong đó chủ doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động phải trả lần lượt là 11% và 5%4.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển hệ thống trợ giúp xã hội một cách thường xuyên. Chỉ tính riêng trong năm 2008, trên 1,2 triệu người dân đã được nhận hỗ trợ, con số này xấp xỉ khoảng 1,5% dân

40

số5. Trong những người được hưởng hỗ trợ, có khoảng 43% là người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên và 23,3% là những người tàn tật. Tuy nhiên các hỗ trợ dưới hình thức bằng tiền mặt thì mới chỉ là một khoản tiền nhỏ, tương đương với khoảng một phần ba mức chuẩn nghèo.

2.3.2.2. Vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Bảo vệ sức khoẻ người lao động và đảm bảo an toàn nơi làm việc là những yếu tố thiết yếu và quan trọng hàng đầu của bảo trợ xã hội. Môi trường làm việc an toàn cũng là một yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy trong những năm gần đây theo những báo cáo điều tra sơ bộ, ở Việt Nam các sự cố gây tử vong và tai nạn nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Xu hướng này phản ánh rõ nét sự gia tăng sản xuất của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH của Việt Nam. Từ năm 2006 đến 2010, mỗi năm có khoảng 6000 trường hợp tai nạn nghề nghiệp ở các khu vực kinh tế chính thức, trong đó có khoảng 500 tai nạn gây tử vong. Tuy nhiên, các con số trên vẫn chưa có thể đánh giá hết được mức độ nghiêm trọng và gia tăng của vấn đề vì nhiều nơi nhiều tai nạn không được báo cáo do hệ thống giám sát yếu kém và các chế độ bồi thường thương tật không đầy đủ. Bên cạnh đó, vẫn chưa nắm được số liệu tai nạn lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức - khu vực theo ước tính thu hút phần lớn lao động Việt Nam.

Các quy định đối với thanh tra an toàn lao động đã được triển khai rộng rãi trong những năm gần đây với nội dung chủ yếu là đảm bảo việc tuân thủ khuôn khổ quy tắc quy định đối với an toàn và vệ sinh an toàn lao động. Với quy mô nguồn nhân lực tương đối lớn, lực lượng thanh tra lại thiếu cả về năng lực chuyên môn và số lượng. Trong năm 2009, chỉ cso 53,3% trong số 496 thanh tra lao động trên toàn quốc được đào tạo về

5 Viện khoa học lao động và xã hội: Chiến lược an sinh xã hội của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020

41

chuyên môn và nghiệp vụ, trong đó tỷ lệ cán bộ ở cấp cao hơn là cấp trung ương là cao hơn so với cấp địa phương. Việc thực thi pháp luật lao động còn hạn chế trong các doanh nghiệp lao động vừa và nhỏ và ở các cơ sở sản xuất ở khu vực kinh tế phi chính thức, một tỷ lệ lớn lao động trong khu vực này không được đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

An toàn và vệ sinh lao động trong những năm gần đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn, trong cả những ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện tại, có hơn 2000 làng nghề thủ công sản xuất hoặc chế biến kim loại, giấy, các vật liệu tái sinh khác. Những làng nghề thủ công này đã có những đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi, tuy vậy nó cũng đi liền với các tác động tiêu cực về môi trường, cộng đồng và sức khoẻ người lao động.

Việc mở rộng hệ thống an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ những lao động dễ bị tổn thương nhất trong tất cả các khu vực kinh tế là một phần rất quan trọng trong các chính sách lao động và xã hội, đồng thời có tác dụng thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Về điều này,Việt Nam đã và đang tăng cường nỗ lực thiết thực giải quyết các vấn đề an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở sản xuất ở nông thôn và khu vực kinh tế phi chính thức. Chương trình Quốc gia đầu tiên về bảo hộ và an toàn vệ sinh lao động đã được tổ chức cho người lao động và chủ doanh nghiệp sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhỏ cũng như cho người nông dân.

2.3.3. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Trong 10 năm trở lại đây Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập với quốc tế.Toàn cầu hoá và hội nhập là chủ đề được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.Đây là

42

xu hướng chính trong quan hệ giữa các nước trên thế giới từ các lĩnh vực kinh tế quốc tế đến các lĩnh vực văn hoá xã hội. Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, việc tăng cường hội nhập đã làm cho luồng hàng hoá, đầu tư cũng như lao động dễ dàng lưu chuyển giữa nội địa và quốc tế. Trong phạm vi ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, toàn cầu hoá và hội nhập đã làm gia tăng mạnh mẽ quá trình di chuyển lao động quốc tế. Trong 10 năm trở lại đây, xuất khẩu lao động Việt Nam ra các thị trường nước ngoài đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong chiến lược nguồn nhân lực của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã đưa được hơn 79.000 lao động ra nước ngoài làm việc và theo dự kiến tới năm 2010 sẽ có khoảng 100.0006 lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động. Những thị trường thu hút số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta phải kể đến là Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc). Trong những năm gần đây đã bắt đầu có tình trạng nữ hoá lao động di cư, đó là có ngày càng nhiều lao động nữ đi làm việc tại các thị trường như Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Việc gia tăng số lượng người lao động ra nước ngoài làm việc cũng đã làm gia tăng lượng kiều hối gửi về, từ 2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2001 lên đến 8 tỷ đô la Mỹ trong năm 20087.

Bên cạnh đó, tăng cường hội nhập quốc tế cũng sẽ khiến cho lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc nhiều hơn, điều này cũng sẽ có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà hội nhập quốc tế mang lại cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Nguồn nhân lực sẽ phát triển nhờ lực lượng lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài được học hỏi,

6 Nguyễn Minh Thảo: Di cư, tiền gửi về và phát triển kinh tế:Trường hợp Việt Nam (Hà Nội,2008)

7 Đặng Nguyên Anh: Di cư lao động từ Việt Nam: Các vấn đề chính sách và thực tiễn (Bangkok, ILO, 2008)

43

nâng cao tay nghề, kỹ năng để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nội địa, các lao động Việt Nam được học hỏi huấn luyện bởi các lao động nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển có trình độ tay nghề và kỹ thuật tiên tiến, được tiếp xúc với môi trường lao động mới với một hệ thống quản lý ở cấp cao hơn.

2.3.4. Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam

Theo thống kê, tăng trưởng việc làm ở Việt Nam trung bình hàng năm trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đạt 1.04 triệu người/năm, con số này thấp hơn không đáng kể so với mức tăng lực lượng lao động. Trong tình hình hiện nay nếu nhìn vào tương quan so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì khả năng tạo ra việc làm trong nguồn nhân lực của Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay Việt Nam đang thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng về lực lượng lao động lớn nhất khu vực ASEAN, xếp sau các nước Indonesia và Philippins. Chính điều này sẽ tạo nên sức ép và gánh nặng to lớn lên nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đòi hỏi phải tạo được đủ việc làm cho nhóm người bắt đầu tham gia vào độ tuổi lao động.

Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị trường theo hướng CNH, HĐH đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tương ứng với nó là trong những năm gần đây khả năng thu hút lao động của ngành nông nghiệp giảm dần, lao động đang dịch chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 2000 đến 2009, lao động trong khu vực công nghiệp tăng bình quân hơn 9% mỗi năm trong khi lao động trong khu vực nông nghiệp giảm -0,8% mỗi năm. Cùng với đó xu hướng đô thị hoá cũng tạo nên sức ép đối với các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… về việc làm và cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nguồn nhân lực. Trong khi đó ở các khu vực nông thôn lại thiếu nguồn nhân lực làm việc do tác động của đô thị hoá. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam là mặc dù mức

44

lương của người lao động đang tăng lên nhưng điều đáng lo ngại đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển nguồn nhân lực nói riêng là hơn 77% người lao động đang làm những công việc dễ gây tổn thương.

Một tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là việc sử dụng các máy móc công nghệ lạc hậu so với nước ngoài và trình độ, năng lực quản lý yếu kém.Đồng nghĩa với đó là nguồn nhân lực của nước ta vẫn ở mức trình độ trung bình so với thế giới ở việc nắm bắt công nghệ tiên tiến và tiếp cận sử dụng thành thạo máy móc. Chính vì trình độ và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, Việt Nam đã hướng nền kinh tế dựa vào nguồn nhân lực giá thấp để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và định hướng xuất khẩu như dệt may, giầy da, chế biến đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… Điều này cũng một phần khiến cho chất lượng nguồn lao động không được nâng cao khi mà Việt Nam chưa tiến tới các chuỗi sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, khi mà ở đó chất lượng nguồn nhân lực được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các yêu cầu cao của nền kinh tế. Xu hướng sử dụng lao động giá rẻ về lâu dài sẽ làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Hơn nữa ở các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức và ở các làng nghề thủ công và nông thôn, phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong các khu vực này là lao động chưa qua đào tạo tay nghề thấp, trình độ kỹ thuật yếu kém.

Giáo dục và đào tạo mặc dù đã có những bước phát triển nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cho quá trình phát triển và trong những năm gần đây đã diễn ra tình trạng đào tạo lao động không theo nhu cầu việc làm của nền kinh tế. Hệ thống quản lý giáo dục đào tạo yếu kém, đào tạo nghề nghiệp không theo thị trường, không bám sát nhu cầu thực tế. Do việc chạy đua theo các ngành học kinh tế ở các trường đại học và cao đẳng trong khi số lượng sinh viên theo học các ngành kĩ thuật giảm nhiều đã dẫn đến hiện

45

tượng thừa nguồn nhân lực trong các ngành Tài chính- ngân hàng, còn những ngành đầu tàu và là nội lực phát triển lâu dài của nền kinh tế CNH, HĐH ở Việt Nam như công nghiệp cơ khí lại thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Bên cạnh đó hiện tượng chảy máu chất xám trong nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng gia tăng, do chế độ đãi ngộ bất hợp lí đã khiến cho nhiều lao động chất lượng cao tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ra nước ngoài làm việc.

Những năm gần đây Chính phủ đã có nhiều nỗ lực và đạt được những bước tiến vững chắc trong việc thiết lập các thể chế để đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiệm thất nghiệp và hệ thống thanh tra lao động. Tuy nhiên, đã số lao động trong nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)