7. Kết cấu đề tài
2.3.2.2. Vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động
Bảo vệ sức khoẻ người lao động và đảm bảo an toàn nơi làm việc là những yếu tố thiết yếu và quan trọng hàng đầu của bảo trợ xã hội. Môi trường làm việc an toàn cũng là một yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy trong những năm gần đây theo những báo cáo điều tra sơ bộ, ở Việt Nam các sự cố gây tử vong và tai nạn nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Xu hướng này phản ánh rõ nét sự gia tăng sản xuất của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH của Việt Nam. Từ năm 2006 đến 2010, mỗi năm có khoảng 6000 trường hợp tai nạn nghề nghiệp ở các khu vực kinh tế chính thức, trong đó có khoảng 500 tai nạn gây tử vong. Tuy nhiên, các con số trên vẫn chưa có thể đánh giá hết được mức độ nghiêm trọng và gia tăng của vấn đề vì nhiều nơi nhiều tai nạn không được báo cáo do hệ thống giám sát yếu kém và các chế độ bồi thường thương tật không đầy đủ. Bên cạnh đó, vẫn chưa nắm được số liệu tai nạn lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức - khu vực theo ước tính thu hút phần lớn lao động Việt Nam.
Các quy định đối với thanh tra an toàn lao động đã được triển khai rộng rãi trong những năm gần đây với nội dung chủ yếu là đảm bảo việc tuân thủ khuôn khổ quy tắc quy định đối với an toàn và vệ sinh an toàn lao động. Với quy mô nguồn nhân lực tương đối lớn, lực lượng thanh tra lại thiếu cả về năng lực chuyên môn và số lượng. Trong năm 2009, chỉ cso 53,3% trong số 496 thanh tra lao động trên toàn quốc được đào tạo về
5 Viện khoa học lao động và xã hội: Chiến lược an sinh xã hội của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020
41
chuyên môn và nghiệp vụ, trong đó tỷ lệ cán bộ ở cấp cao hơn là cấp trung ương là cao hơn so với cấp địa phương. Việc thực thi pháp luật lao động còn hạn chế trong các doanh nghiệp lao động vừa và nhỏ và ở các cơ sở sản xuất ở khu vực kinh tế phi chính thức, một tỷ lệ lớn lao động trong khu vực này không được đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
An toàn và vệ sinh lao động trong những năm gần đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn, trong cả những ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện tại, có hơn 2000 làng nghề thủ công sản xuất hoặc chế biến kim loại, giấy, các vật liệu tái sinh khác. Những làng nghề thủ công này đã có những đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi, tuy vậy nó cũng đi liền với các tác động tiêu cực về môi trường, cộng đồng và sức khoẻ người lao động.
Việc mở rộng hệ thống an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ những lao động dễ bị tổn thương nhất trong tất cả các khu vực kinh tế là một phần rất quan trọng trong các chính sách lao động và xã hội, đồng thời có tác dụng thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Về điều này,Việt Nam đã và đang tăng cường nỗ lực thiết thực giải quyết các vấn đề an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở sản xuất ở nông thôn và khu vực kinh tế phi chính thức. Chương trình Quốc gia đầu tiên về bảo hộ và an toàn vệ sinh lao động đã được tổ chức cho người lao động và chủ doanh nghiệp sử dụng lao động tại các doanh nghiệp nhỏ cũng như cho người nông dân.