Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu đề tài

2.3.3. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Trong 10 năm trở lại đây Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập với quốc tế.Toàn cầu hoá và hội nhập là chủ đề được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.Đây là

42

xu hướng chính trong quan hệ giữa các nước trên thế giới từ các lĩnh vực kinh tế quốc tế đến các lĩnh vực văn hoá xã hội. Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, việc tăng cường hội nhập đã làm cho luồng hàng hoá, đầu tư cũng như lao động dễ dàng lưu chuyển giữa nội địa và quốc tế. Trong phạm vi ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, toàn cầu hoá và hội nhập đã làm gia tăng mạnh mẽ quá trình di chuyển lao động quốc tế. Trong 10 năm trở lại đây, xuất khẩu lao động Việt Nam ra các thị trường nước ngoài đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong chiến lược nguồn nhân lực của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã đưa được hơn 79.000 lao động ra nước ngoài làm việc và theo dự kiến tới năm 2010 sẽ có khoảng 100.0006 lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động. Những thị trường thu hút số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta phải kể đến là Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc). Trong những năm gần đây đã bắt đầu có tình trạng nữ hoá lao động di cư, đó là có ngày càng nhiều lao động nữ đi làm việc tại các thị trường như Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Việc gia tăng số lượng người lao động ra nước ngoài làm việc cũng đã làm gia tăng lượng kiều hối gửi về, từ 2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2001 lên đến 8 tỷ đô la Mỹ trong năm 20087.

Bên cạnh đó, tăng cường hội nhập quốc tế cũng sẽ khiến cho lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc nhiều hơn, điều này cũng sẽ có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà hội nhập quốc tế mang lại cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Nguồn nhân lực sẽ phát triển nhờ lực lượng lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài được học hỏi,

6 Nguyễn Minh Thảo: Di cư, tiền gửi về và phát triển kinh tế:Trường hợp Việt Nam (Hà Nội,2008)

7 Đặng Nguyên Anh: Di cư lao động từ Việt Nam: Các vấn đề chính sách và thực tiễn (Bangkok, ILO, 2008)

43

nâng cao tay nghề, kỹ năng để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nội địa, các lao động Việt Nam được học hỏi huấn luyện bởi các lao động nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển có trình độ tay nghề và kỹ thuật tiên tiến, được tiếp xúc với môi trường lao động mới với một hệ thống quản lý ở cấp cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)