Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh hàng hải

Một phần của tài liệu Đội tàu biển việt nam và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 66 - 69)

I. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI BIỂN VÀ ĐỘI TÀU BIỂN TRONG THỜI GIAN TỚ

2.1Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh hàng hải

2. Định hướng phát triển đội tàu theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh

2.1Khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh hàng hải

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một yếu tố thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt với quy mô ngày càng rộng lớn, mang tính toàn cầu. Một doanh nghiệp kinh doanh được gọi là có sức cạnh tranh khi nó có thể đứng vững cùng với các nhà kinh doanh khác với các sản phẩm thay thế hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng phục vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Nhìn chung, khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất cần phải xét đến khả năng tạo ra một hàng hoá, dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không cần trợ cấp của chính phủ.

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa cạnh tranh là "khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế". Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng được thể hiện qua 3 tiêu thức: chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thời gian và độ tin cậy của quá trình phục vụ.

Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên năng lực cạnh tranh. Do đặc trưng khác biệt của ngành hàng hải nên chất lượng phục vụ là việc thoả

mãn được những yêu cầu của người gửi hàng đường biển từ lúc hàng được giao cho người vận tải cho đến khi hàng được nhận lại từ người vận tải ở cảng đến. Nói cách khác, chất lượng của dịch vụ vận tải là hàng hoá phải được vận chuyển nhanh gọn, không bị hao hụt, hư hỏng trong quá trình vận tải.

Để cung cấp được dịch vụ chất lượng cao, các doanh nghiệp vận tải biển phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất và sử dụng hợp lý yếu tố con người trong hệ thống quản lý. Ngày nay, việc áp dụng Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) là điều kiện bắt buộc đối với các công ty kinh doanh khai thác tàu. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn được khách hàng tin tưởng chất lượng dịch vụ thì phải có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9000.

Ngành hàng hải mang tính quốc tế cao nên nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh quốc tế. Quy luật cạnh tranh là đòn bẩy để các doanh nghiệp hàng hải tiến lên, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới, nhưng đồng thời cũng là sức ép có thể đè bẹp doanh nghiệp. Trong quản lý kinh doanh, nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt thì doanh nghiệp trước sau cũng sẽ bị đẩy khỏi vòng quay của thị trường.

Nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường biển không ngừng gia tăng nhưng cùng với đó ngày càng có nhiều công ty tàu biển tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Ngày nay, khách hàng có quyền chọn lựa người chuyên chở từ nhiều quốc gia khác nhau. Nếu một vài công ty có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng tương tự nhau thì tất yếu khách hàng sẽ đến với người đưa ra mức cước hợp lý nhất.

Giá cả sản phẩm dịch vụ vận tải tuy phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường nhưng không thể không dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm. Muốn có được giá thành sản phẩm thấp nhất, nhà cung cấp phải quan tâm tới tất cả các

khâu của quá trình dịch vụ và sự phối hợp giữa các khâu đó. Mục đích của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm có chất lượng thoả mãn nhu cầu thị trường ở mức cao nhất trong khi duy trì chi phí sản xuất ở mức thấp nhất có thể được và đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng tiến độ. Để thực hiện được mục đích đó, doanh nghiệp phải cung cấp đúng và đủ các yếu tố đầu vào, sắp xếp lao động hợp lý để tiết kiệm được chi phí lao động sống, tổ chức kiểm tra, hạch toán để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Có như vậy mới giảm được giá thành sản xuất và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Cùng với chất lượng và giá cả, các chủ hàng còn chú ý rất nhiều đến thời gian giao hàng và độ tin cậy của quá trình phục vụ. Quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng bao gồm nhiều công đoạn, nhiều bộ phận phục vụ: trên tàu, trên các phương tiện vận tải khác, trên cầu tàu, trên ga, trong kho bãi … Thời gian để thực hiện tất cả các công đoạn này làm thành thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng càng ngắn thì chủ hàng càng có khả năng chủ động được nguồn hàng, chủ tàu cũng giải phóng được tàu nhanh để chuẩn bị cho các thương vụ tiếp theo.

Độ tin cậy của quá trình phục vụ thể hiện ở việc vận chuyển hàng hoá an toàn; nếu xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm người chuyên chở thì họ phải bồi thường đúng theo những quy định của hợp đồng vận tải và của luật áp dụng. Độ tin cậy còn thể hiện ở mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau về thanh toán tiền cước, tiền thưởng, tiền bồi thường giữa chủ hàng và chủ tàu. Lòng tin đối với người chuyên chở nhiều khi còn có vai trò quyết định đối với việc ký kết hợp đồng vận tải vì chủ hàng thường có tâm lý "chọn mặt gửi vàng", không thể giao một món tài sản lớn vào tay người mình không tin tưởng.

Chất lượng, giá cả cùng với thời gian và độ tin cậy trong quá trình giao hàng tạo nên khả năng cạnh tranh của các hãng tàu. Sức cạnh tranh yếu của đội tàu Việt Nam thời gian qua là do chất lượng vận chuyển hàng hoá nhiều khi chưa được tốt do tàu thiếu các trang thiết bị hiện đại để phục vụ hàng hoá, trình

độ của người quản trị tàu lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Giá cả dịch vụ vận tải đội tàu Việt Nam cung cấp còn cao so với tương quan chung; thời gian giao hàng nhiều khi bị trì hoãn, gây thiệt hại cho chủ hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa xây dựng được uy tín vững chắc đối với khách hàng. Một vài công ty còn làm ăn theo kiểu "chộp giật"; tuy số này chỉ rất ít nhưng cũng gây nên tình trạng "con sâu bỏ dầu nồi canh". Để cải thiện được năng lực cạnh tranh thì các công ty chủ tàu Việt Nam cần quan tâm đúng mức đến cả ba yếu tố này.

Một phần của tài liệu Đội tàu biển việt nam và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 66 - 69)