SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đội tàu biển việt nam và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 28 - 32)

thế nào? Câu trả lời sẽ được đưa ra ở phần tiếp theo của Khoá luận này.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM

I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM. TÀU BIỂN VIỆT NAM.

Đội tàu biển Việt Nam được hình thành từ những năm 1965-1970 do nhu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng CNXH ở miền Bắc và nhu cầu chi viện cho kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Quá trình phát triển đội tàu có thể được tính chính thức từ ngày 01/07/1970 và diễn biến qua các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn 1970-1975.

Thời gian này đánh dấu sự ra đời và những phát triển ban đầu của đội tàu Việt Nam. Ngày 01/07/1970, Bộ giao thông vận tải quyết định thành lập Công ty vận tải biển Việt Nam, đơn vị vận tải mang tầm chính quy đầu tiên, trên cơ sở hợp nhất các đội tàu sẵn có với 217 đầu phương tiện, tổng trọng tải 34.000 DWT. Các tàu này thuộc nhiều chủng loại khác nhau nhưng đa số có trọng tải 50-100 tấn. Nhiệm vụ chủ yếu của đội tàu giai đoạn này là vận chuyển hàng quân sự, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác phục vụ cho Khu IV và chiến trường miền Nam.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội tàu nhỏ bé của ngành đường biển bắt đầu được bổ sung những con tàu lớn hơn, có trọng tải 1.000-4.500 DWT, chủ yếu là do các nước XHCN anh em giúp đỡ. Bên cạnh đó,

đội tàu cũng có thêm một vài tàu thuộc loại hiện đại lúc bấy giờ do phương thức vay mua: 3 tàu trọng tải 10.000 DWT/chiếc đóng tại Nhật (1974) và 2 tàu chở dầu trọng tải 20.800 DWT/chiếc (1975).

2. Giai đoạn 1976-1985.

Đây là thời kỳ chứng kiến sự ra đời của đơn vị vận tải viễn dương đầu tiên, hoạt động mở rộng của đội tàu biển, cùng với sự xuất hiện đội tàu ngoại thương và nhiều đội tàu của các địa phương.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của sản xuất và tiêu dùng trong nước sau chiến tranh, tháng 3/1975, Cục Đường biển đã tách ra một phần phương tiện của Công ty vận tải biển Việt Nam để thành lập Công ty vận tải ven biển (VIETCOSHIP) chuyên hoạt động trên các tuyến ngắn trong nước. Các tàu lớn với trọng tải 1.000-9.500 DWT mỗi tàu và tổng trọng tải 36.276 DWT được giữ lại để chuyên vận chuyển tuyến nước ngoài phục vụ xuất nhập khẩu. Lực lượng này từ 1975 đến 1977 tiếp tục được bổ sung một số tàu 6000 DWT và 10.000- 12.000 DWT nhờ phương thức vay mua. Từ đây, đội tàu biển Việt Nam bắt đầu thực sự tham gia vào thị trường vận tải biển quốc tế. Cũng từ đây, nước ta bắt đầu tham gia vào các quan hệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực hàng hải.

Trong 3 năm 1978-1980, lần đầu tiên Cục Đường biển đặt đóng mới tại Anh 4 tàu loại 2 boong (tàu SD14) với trọng tải 15.210 DWT mỗi tàu - loại tàu có thiết kế hiện đại nhất vào thời điểm đó. Bốn tàu này đã được đưa vào khai thác trên tuyến Việt Nam - Nam ấn - Bắc Âu để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu đi và về từ các nước Đông Âu, Pháp, Bỉ … Năm 1980, các tàu SD14 đã mở luồng đi Châu Mỹ, Châu Phi, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành

hàng hải Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, bổ sung các tuyến hoạt động mới và hoà nhập vào thị trường vận tải biển quốc tế.

Bên cạnh sự phát triển và từng bước thay đổi mô hình tổ chức ngành hàng hải, Bộ Ngoại thương cũng bắt đầu xây dựng một đội tàu riêng để phục vụ xuất nhập khẩu do Bộ trực tiếp điều hành. Trong những năm 1970, Vietracht trực thuộc Bộ Ngoại thương đã lần lượt sắm các tàu có trọng tải 10.000-16.000 DWT, treo cờ Panama, để vận chuyển tuyến Việt Nam - Đông Nam á và ngược lại hoặc chở thuê cho các chủ hàng nước ngoài từ Đông Nam á đi Châu Âu để lấy hàng nhập từ Đông Âu về Việt Nam. Đến 1982, Chính phủ đã quyết định chuyển giao đội tàu của Vietfracht cho VOSCO quản lý khai thác để khắc phục tình trạng cạnh tranh trong nội bộ gây thiệt hại cho các đội tàu cùng thuộc sở hữu nhà nước.

Cũng trong thời gian này, các địa phương có cảng biển bắt đầu hình thành đội tàu riêng. Các tàu địa phương thường có trọng tải rất nhỏ, cỡ 2.000-4.000 DWT và chỉ đủ khả năng chạy các tuyến đến các nước gần trong khu vực. Các đội tàu này trong giai đoạn đầu đã phần nào giải quyết khó khăn cho ngân sách địa phương, giảm bớt sức ép do hàng hoá khan hiếm và đời sống nhân dân thiếu thốn. Tuy nhiên, trình độ quản lý kém, tàu thuyền cũ nát, sự cạnh tranh bằng mọi giá của các đội tàu địa phương đã làm cho thị trường vận tải nội địa thiếu lành mạnh và làm giảm uy tín của đội tàu biển Việt Nam cùng các thuyền viên Việt Nam tại một số nước trong khu vực.

3. Giai đoạn1986-1995.

Trong những năm 1986-1995 đã diễn ra sự thay đổi mô hình tổ chức quản lý ngành đường biển, sự ra đời của các liên doanh và xu hướng container hoá tại thị trường vận tải biển Việt Nam.

Giai đoạn này gắn liền với thời kỳ trăn trở đổi mới đất nước. Nền kinh tế bắt đầu chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Mô hình

quản lý của các ngành kinh tế vì thế không ổn định và luôn được tìm tòi, thay đổi, thử nghiệm để tìm ra cái phù hợp. Ngành hàng hải không đứng ngoài xu thế vận động đó. Từ 1985 đến 1995, mô hình quản lý ngành đường biển đã ba lần thay đổi, từ Cục Đường biển Việt Nam thành Tổng Cục Đường biển, rồi Liên hiệp Hàng hải Việt Nam và sau đó là Cục Hàng hải Việt Nam cho đến nay.

Những năm đó cũng liên tiếp xuất hiện các công ty liên doanh sở hữu các tàu cũ của Liên Xô, hoạt động tại khu vực Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Thêm vào đó là sự bành trướng của các đội tàu khổng lồ của Trung Quốc và các hãng tàu lớn trên thế giới. Cạnh tranh trên thị trường vận tải khu vực trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, giá cước giảm mạnh.

Năm 1988, Liên doanh vận tải biển Việt-Pháp (GERMARTRANS) ra đời, đánh dấu bước đầu tiên của xu thế container hoá tại Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt các hãng vận tải container lớn lần lượt vào Việt Nam, từng bước chi phối thị trường thông qua hệ thống đại lý tìm hàng tại chỗ hoặc liên doanh với các công ty trong nước. Thị trường vận tải container từ chỗ bị bỏ trống đã trở nên cạnh tranh khốc liệt và dần bị các hãng lớn chi phối. Vai trò quản lý nhà nước không phát huy được và thị trường tự phát điều chỉnh.

Cũng trong thời gian này, đội tàu của chúng ta ngày càng sa sút và hoạt động kém hiệu quả. Tuổi tàu ngày một cao mà không có sự nâng cấp, tái đầu tư để trẻ hóa. Giá cước thấp, điều kiện kinh doanh khó khăn làm cho nhiều công ty vận tải biển bị lỗ nặng. Khả năng tài chính hạn chế khiến các chủ tàu không thể nghĩ đến việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên. Đội tàu của chúng ta do đó cứ liên tục tụt hậu so với đội tàu các hãng nước ngoài và các liên doanh đang hoạt động trên thị trường Việt Nam . Trong khi đó, nhu cầu vận tải nội địa và xuất nhập khẩu bắt đầu tăng nhanh do thế mạnh xuất khẩu của nước ta từng bước được khẳng định. Đội tàu nhỏ bé, cũ nát, lạc hậu của Việt Nam không chuẩn bị kịp để đón đầu ngay được xu thế này và bị các đối thủ cạnh tranh giành mất cơ hội ngay tại nước mình.

4. Giai đoạn từ 1996 đến nay

Từ cuối 1995, tổ chức ngành hàng hải đã có những thay đổi quan trọng, thể hiện sự tiến bộ trong tư duy đổi mới quản lý ở tầm vĩ mô. Trước đây, Cục Hàng hải Việt Nam và các tổ chức tiền thân của nó vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải, vừa lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo quyết định của Chính Phủ, cơ quan này đã tách ra thành 3 tổ chức độc lập, mang tính chất chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực:

 Cục Hàng hải Việt Nam với chức năng quản lý nhà nước về hàng hải,

phụ trách hệ thống các cảng vụ, hoạt động hoa tiêu, bảo đảm hàng hải;

 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh

hàng hải và phát triển đội tàu, hệ thống các cảng biển và các dịch vụ hàng hải;

 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam làm nhiệm vụ sửa

chữa, đóng mới tàu thuỷ và cung cấp các dịch vụ liên quan.

Sau thay đổi quan trọng đó, việc phát triển đội tàu biển quốc gia do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phụ trách. Về mặt phát triển đội tàu, Tổng Công ty tập trung vào các loại tàu chuyên dụng mà đội tàu trước đây chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như tàu chở hàng rời, tàu chở container, tàu chở dầu thô và dầu sản phẩm, tàu 2 boong chở nông sản đóng bao. Nhờ đó, cơ cấu đội tàu Việt Nam đã và đang được cải thiện dần, không những tăng đáng kể về tổng trọng tải mà còn tăng hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Đội tàu biển việt nam và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w