Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

II/ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHNT

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/09/1992; căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng ngày 10/12/1997; theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà n- ớc Việt Nam, ngày12/9/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2000/NĐ-CP “về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thơng mại”. Theo Nghị định này, các NHTM đợc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác d- ới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nớc và ngoài nớc khi đợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc chấp thuận. NHTM đợc phép cho các tổ chức cá nhân vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ,

đời sống. Theo điều 8, điều 13, điều 18, điều 19 của Nghị định này thì NHTM đ- ợc:

♦ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với ngời nhận bảo lãnh theo quy định của NHNN;

♦ Cung ứng các phơng tiện thanh toán;

♦ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nớc cho khách hàng;

♦ Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;

♦ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN;

♦ Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi đợc NHNN cho phép;

♦ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nớc. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải đợc NHNN cho phép;

♦ Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đợc thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanhbảo hiểm theo quy định của pháp luật;

♦ Cung ứng dịch vụ t vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dới hình thức trực tiếp t vấn cho khách hàng hoặc thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật;

♦ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy từ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 49 thì NHNT là một NHTM quốc doanh, nh vậy NHNT đ- ợc cung cấp những dịch vụ đã đợc quy định ở trên. Theo tinh thần của nghị quyết 07/NQ-TƯ của bộ chính trị về hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có uy tín với khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Một trong những công cụ để cạnh tranh đợc với các ngân hàng nớc ngoài là NHTM phải có một cơ cấu sản phẩm dịch vụ đa dạng, có một nền

tảng công nghệ thông tin ứng dụng vào các nghiệp vụ ngân hàng. Với những nhu cầu thực tế đòi hỏi, Thủ tớng có Quyết định 44/2002/QĐ-TTg “về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán”. Có thể nói, ý nghĩa quan trọng của quyết định 44/2002/QĐ-TTg là dới một văn bản pháp lý, ngân hàng là ngành đầu tiên ở Việt Nam đợc Thủ tớng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ kí điện tử trong giao dịch thanh toán. Quyết định này sẽ đảm bảo về mặt pháp lý, thúc đẩy thanh toán điện tử liên ngân hàng và hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, tạo cở hội cho việc mở rộng dịch vụ thanh toán- một lĩnh vực có thể coi là thế mạnh của NHNT. Tiếp theo ta xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w