Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 77)

II/ Một số giải pháp chủ yếu

1.Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính

Hiện nay tiềm lực tài chính của các NHTM nói chung và NHNT nói riêng là quá nhỏ bé. Có thể thấy một nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp. Thông thờng theo kinh nghiệm các nớc, đặc biệt là các nớc công nghiệp, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, t bản tài chính phải có mức tích luỹ lớn hơn nhiều t bản công nghiệp mới có thể tạo điều kiện thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá. Một ngân hàng có tính an toàn cao, tạo niềm tin cho khách hàng thì ngân hàng đó phải có tình hình tài chính lành mạnh. Những yêu cầu đặt ra từ quá trình phát triển của nền kinh tế cần phải có biện pháp để củng cố, nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng trong quá trình phát triển, tăng cờng tiềm lực tài chính cho các NHTM quốc doanh xứng đáng với tầm vóc của mình cũng nh đáp ứng đợc nhu cầu. Vì vậy, Chính phủ, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nớc cần nghiên cứu bổ sung thêm vốn điều lệ cho các NHTM

quốc doanh nhằm tạo động lực cho hoạt động của các ngân hàng, giảm bớt rủi ro và đáp ứng đợc các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể với mức tăng trởng tài sản Có nh hiện nay của NHNT (bình quân 15%/ năm) thì mức vốn tự có đến năm 2005 tối thiểu phải là 300 triệu USD, tơng đơng với khoảng trên 4.000 tỷ đồng.

Để nâng cao năng lực tài chính, NHNT sẽ tăng vốn bằng cách kết hợp sự hỗ trợ của chính phủ, NHNN với nội lực của NHNT. Phơng án thực hiện tăng vốn của NHNT cụ thể nh sau:

* Bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận hàng năm của NHNT:

Lấy kết quả kinh doanh năm 1999 làm mốc thời điểm bắt đầu cho chơng trình tái cơ cấu, mọi khoản nghĩa vụ với Nhà nớc đợc NHNT góp theo mức của năm 1999.

Bảng 10: Lợi nhuận trớc thuế của NHNT Việt Nam.

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 1999 2000 2001 2002

Lợi nhuận trớc thuế 187 212 312 329

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT

Từ năm 2000 trở đi, phần thu nhập vợt năm 1999 sẽ đợc để lại toàn bộ để phục vụ cho chơng trình tái cơ cấu, tăng vốn. NHNT có thể tập trung các nguồn lực hiện có cho tăng vốn điều lệ. Trên cơ sở kết quả đạt đợc và khả năng kinh doanh trong thời gian tới, dự kiến đề xuất đợc sử dụng nguồn lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ. Lấy kết quả kinh doanh năm 1999 làm mốc, phần lợi nhuận thực hiện năm sau cao hơn lợi nhuận thực hiện năm trớc đợc dùng để bổ sung vào vốn điều lệ). Nh vậy, hàng năm số trích thêm đợc khoảng 200- 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho các giải pháp tăng vốn nói trên là cần có sự sửa đổi cơ chế tài chính cho doanh nghiệp (đặc biệt là vấn đề tiền lơng. Lơng phải đợc tính trên cơ sỏ thực lãi của NHNT, kể cả số lãi đợc để lại để tăng vốn).

* NHNT phát hành cổ phiếu u đãi (trái phiếu đặc biệt) trên cơ sở uỷ thác của Bộ tài chính:

Mục tiêu của phơng án này nhằm tăng vốn chủ sỏ hữu của NHNT trong khi ngân sách Nhà nớc không phải cấp vốn và hình thức sở hữu không thay đổi. Cổ phiếu u đãi sẽ đợc phát hành rộng rãi cho công chúng đầu t (các nhà đầu t cá nhân trong nớc), đợc tự do chuyển nhợng kể cả giao dịch trên thị trờng chứng khoán. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu u đãi đợc thông báo định kỳ về tình hình tài chính của ngân hàng và không có quyền tham gia quản lý ngân hàng, vì vậy không ảnh h- ởng đến hình thức sở hữu của NHNT.

Bảng : Phơng án tăng vốn của NHNT

đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Mức vốn hiện có 2002 Mức vốn cần bổ sung thêm hàng năm 2003 2004 2005 1. Số vốn có đầu năm 1.100 2.100 5.100 7.650 2. Tổng tích sản 81.515 109.000 131.000 157.000 3. Tổng tích sản gia quyền 61.137 82.000 98.000 118.000 4. Số vốn cần có 5.500 6.600 7.850 9.500 5. Số vốn cần bổ sung (4-1) 4.400 4.500 2.750 1.850 6. Tiến độ tăng vốn 1.000 3.000 2.550 1.850 7. Số vốn còn thiếu 3.400 1.500 200 0

Nguồn: NHNT Việt Nam

Trớc mắt, trong giai đoạn đầu khối lợng phát hành vào khoảng 2500-2700 tỷ VNĐ với mệnh giá cổ phiếu u đã là 1.000.000 đồng. Để hấp dẫn nhà đầu t có thể dự kiến cổ tức cố định ở mức tối thiểu 8%/năm. Ngoài mức trên, nếu NHNT đạt chỉ số lợi nhuận trên vốn vợt 8% thì cổ đông đợc chia thêm lợi tức theo tỷ lệ vốn, nhng mức tối đa (kể cả tỷ lệ cố định 8%) không vợt quá 13%/ năm.

Tổng hợp các biện pháp trên, dự kiến phơng án và lộ trình cho việc tăng vốn của NHNT đến năm 2005 đạt tiêu chuẩn về vốn tự có theo thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 77)