Thực trạng hoạt động của DVTTHQ ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Một số loại hình dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá XNK bằng đường hàng không thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 38 - 44)

II. Tình hình kinh doanh khai thác và quy trình nghiệp vụ của một số loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động chuyên chở hàng

2. Dịch vụ thủ tục hải quan.

2.1. Thực trạng hoạt động của DVTTHQ ở Việt Nam trong thời gian qua.

a) Qúa trình hình thành và phát triển của DVTTHQ ở Việt Nam.

Từ khi Việt Nam thực hiện đờng lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế đã dần đi vào ổn định và khởi sắc. Qúa trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đa phơng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại đã làm cho các hoạt động thơng mại và đầu t của Việt Nam đã đợc mở rộng.

Tại các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không cũng nh cảng biển, cửa khẩu có lu lợng hàng XNK lớn, tập trung nhiều dự án đầu t nớc ngoài, văn phòng đại diện, các xí nghiệp gia công cho nớc ngoài đã xuất hiện nhu cầu về DVTTHQ cho hàng hóa, nguyên vật liệu XNK. Và những ngời đảm nhiệm cung cấp dịch vụ này chính là các công ty giao nhận nh Vietrans, Vietfracht, Vosa, Sotrans, Vietrasimex Các công ty này coi đây là 1 phần việc của họ, ban đầu d… ới hình thức làm hộ, sau đó do tính phức tạp của công việc mà nó đã trở thành một hoạt động kinh doanh.

Cùng với xu thế chuyên môn hoá cao độ, một số công ty khác không phải là những công ty giao nhận đã thành lập và chuyên kinh doanh DVTTHQ. Do chỉ tập trung trong lĩnh vực làm TTHQ, hơn nữa lại do các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao đảm nhiệm nên các công ty này đã thành công trong việc tiết kiệm đợc chi phí và thời gian thông quan cho hàng hoá XNK. Dần dần nhiều doanh nghiệp XNK đã sẵn sàng lựa chọn dịch vụ này vì nó mang lại hiệu quả hơn là việc phải duy trì bộ máy đảm nhận nó. Nh vậy, sự hình thành và phát triển DVTTHQ ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trờng cũng nh phù hợp với xu thế hội nhập trên thế giới.

b) Các doanh nghiệp kinh doanh DVTTHQ.

Theo thống kê, tính cho tới đầu năm 2001, cả nớc đã có khoảng 240 doanh nghiệp kinh doanh DVTTHQ (theo Luật Hải Quan gọi là đại lý làm TTHQ). Trong đó tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nh Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

1 Hà Nội 52 2 Hải Phòng 33 3 TP. Hồ Chí Minh 131 4 Đà Nẵng 6 5 Bình Dơng 3 6 Đồng Nai 3 7 Bà Rịa - Vũng Tàu 8 8 Kon Tum 1 9 Khánh Hòa 2 10 Long An 1

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác quản lý Dịch vụ thủ tục hải quan - Cục Giám sát quản lý (30/12/2000).

c) Cơ sở pháp lý của DVTTHQ.

* Luật pháp quốc tế:

- Công ớc Kyoto: Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất về TTHQ. Công ớc có tên gọi đầy đủ là Công ớc về đơn giản hóa và hài hòa TTHQ ra đời năm 1972 và có hiệu lực từ năm 1974. Việt Nam mới tham gia Công ớc này vào năm 1997. Nội dung chính của Công ớc là:

+ Nêu ra các cam kết của các nớc thành viên về đơn giản hóa và hài hòa TTHQ;

+ Nêu ra các nguyên tắc hình thành các phụ lục trong Công ớc; giải thích Công ớc; quy định các quy tắc sửa đổi Công ớc; giải quyết tranh chấp giữa các nớc thành viên.

Phụ lục G2 Công ớc Kyoto quy định nguyên tắc hoạt động và quản lý hoạt động DVTTHQ. Trong đó, nguyên tắc số 02 nêu rõ: “Luật pháp quốc gia quy định các điều kiện mà các pháp nhân có thể hoạt động thay mặt và vì lợi ích của một ngời khác trong quan hệ với hải quan”. Nguyên tắc số 07 cũng nêu: “Luật pháp quốc gia quy định trách nhiệm của bên thứ ba trớc cơ quan hải quan về các loại thuế và lệ phí cũng nh tất cả các vi phạm và các hình phạt hệ quả của các hành vi vi phạm đó”.

- Công ớc HS (Harmonized System): Đây là Công ớc về phân loại và mã hóa hàng hóa ra đời từ năm 1983 và chính thức có hiệu lực 1/1/1988 do nhu cầu cấp bách phải xây dựng một bảng phân loại hàng hóa thống nhất trên thế giới. Công ớc bao gồm 21 phần, 97 Chơng, với 6 quy tắc lớn giúp đỡ cho việc phân loại và giải

thích công tác phân loại. Mỗi Chơng bao gồm 1 ngành hàng khác nhau riêng Ch- ơng 77 thì để trống để dành cho mặt hàng kim loại và hợp kim. Việt Nam đã tham gia ký kết Công ớc HS và trở thành thành viên của Tổ chức hải quan thế giới (WCO) vào năm 1998.

Ngoài việc tham gia ký kết các Công ớc quan trọng, Việt Nam, trong lĩnh vực hải quan còn tham gia nhiều vào liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là tham gia thực hiện chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và tham gia hợp tác hải quan với các nớc ASEAN. Trong lĩnh vực hợp tác này Việt Nam phải:

+ Xây dựng hệ thống Luồng xanh riêng cho hàng hóa thuộc CEPT; + Xây dựng mẫu tờ khai hải quan (TKHQ) chung;

+ Thống nhất quy trình TTHQ với các nớc thành viên ASEAN; + Thống nhất danh mục biểu thuế quan;

+ Thống nhất cách xác định trị giá hải quan; * Các văn bản pháp luật về hải quan của Việt Nam:

- Luật Hải Quan đợc Quốc hội nớc CHXHCN Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 thay thế cho Pháp lệnh Hải quan 20/2/1990. Điều 21 của Luật có quy định về đại lý làm TTHQ (hay DVTTHQ). Theo đó “Đại lý làm TTHQ là ngời khai hải quan theo uỷ quyền của ngời có quyền và nghĩa vụ trong việc làm TTHQ đối với hàng hoá XNK. Ngời đại lý làm TTHQ phải hiểu biết pháp luật hải quan, nghiệp vụ khai hải quan và phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật trong phạm vi đợc uỷ quyền.”

- Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về TTHQ, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Nghị định đã nêu ra điều kiện một doanh nghiệp đợc cung cấp DVTTHQ:

+ Là thơng nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, Nghị định còn đa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ đại lý làm DVTTHQ cũng nh của chủ hàng trong việc uỷ quyền cho đại lý.

- Quyết định số 1494/2001/QĐ - TCHQ ngày 26/12/2001 quy định tạm thời về TTHQ đối với hàng hóa XK, NK.

Mặc dù cơ sở pháp lý đối với loại hình DVTTHQ còn cha đầy đủ song với nền tảng hiện có loại hình dịch vụ này đã dần đợc hoàn thiện và có điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam.

d) Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của DVTTHQ ở Việt Nam.

* Thành tựu đạt đợc trong những năm vừa qua:

Hoạt động của các doanh nghiệp làm DVTTHQ trong thời gian qua đã đem lại một bức tranh sáng sủa cho hoạt động kinh doanh XNK, gia công, đầu t nớc ngoài tại Việt Nam. Đồng thời đã làm giảm trên 60% sai sót trong việc khai báo, làm TTHQ, giảm thời gian thông quan cho hàng hoá XNK:

- Khoảng 45 - 50% lợng hàng hóa đăng ký làm thủ tục qua “cửa xanh” (hàng không có thuế (thuế suất 0%), hàng đầu t liên doanh và hàng XK). Thời gian thông quan 1 lô hàng mất khoảng từ 1 - 3h (theo quy định là 4h);

- Khoảng 35 - 50% lợng hàng hóa đăng ký làm thủ tục qua “cửa vàng” (hàng có thuế). Thời gian hoàn thành thủ tục giải phóng 1 lô hàng mất khoảng 4 - 5h (quy định là 8h);

- Khoảng 5 - 10% lợng hàng hóa đăng ký làm TTHQ qua “cửa đỏ” (hàng v- ớng mắc về chính sách, thủ tục giấy tờ ). Thời gian hoàn thành thủ tục giải…

phóng 1 lô hàng phụ thuộc vào kết quả kiểm tra, giải quyết vớng mắc đối với từng trờng hợp cụ thể.

Do vậy, kết quả chung là đã giải phóng đợc 95 - 97% số tờ khai hải quan trong ngày và giảm 70 - 80% lời kêu ca, phàn nàn của chủ hàng đối với cán bộ hải quan và ngợc lại (Báo Hải quan số 73 ngày 8 - 11/9/2002).

DVTTHQ đã đem lại nhiều lợi ích và đợc sự hởng ứng của các doanh nghiệp XNK. Khi sử dụng loại hình dịch vụ này, họ đã tiết kiệm đợc số chi phí mà họ phải bỏ ra khi tự mình thực hiện việc khai báo, làm TTHQ. Cha kể việc giảm thời gian thông quan cho hàng hoá đã đẩy nhanh tốc độ lu thông của hàng hoá trên thị trờng.

Đối với cơ quan hải quan, DVTTHQ đã trở thành một nội dung trong đề án cải cách thủ tục hành chính của ngành. Loại hình dịch vụ này đã tạo thuận lợi cho

công tác quản lý hải quan, giảm sự ùn tắc trong quá trình thông quan, giảm đợc thời gian và nhân lực cho việc kiểm tra, giám sát trong qúa trình hớng dẫn của doanh nghiệp thực hiện các bớc khai báo, làm TTHQ và đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp DVTTHQ đã có sự hỗ trợ cho cơ quan hải quan trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thơng mại.

Việc xây dựng một hệ thống DVTTHQ giúp cho cơ quan hải quan có điều kiện để xây dựng đề tài: “Data Warehouse” vào đầu năm 2000 phục vụ cho công tác quản lý, lu trữ và cung cấp số liệu thống kê dạng điện tử, mở rộng hệ thống phần mềm và hệ thống đa chức năng đang đợc triển khai ở một số Cục Hải quan lớn trọng điểm. Bớc đầu đã hoàn thành một điểm tự động hoá TTHQ vào tháng 12/2000.

Hoạt động của loại hình DVTTHQ cũng tạo ra những ý tởng cho Tổng cục Hải quan (TCHQ) nghiên cứu nâng cấp các chơng trình phần mềm sử dụng công nghệ mới theo tiêu chuẩn UN/EDFACT của LHQ phục vụ cho quá trình làm TTHQ. Thực hiện các công việc chuẩn hóa phục vụ cho công tác thống kê, công tác tin học hóa, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin XNK phục vụ cho quá trình hội nhập WTO, APEC và ASEAN. Ngoài ra, dịch vụ này còn tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện Công ớc HS, Dự án VIE-97/059 - Dự án nghiên cứu khả thi về Công nghệ thông tin do TDA và UNISYS tài trợ.

* Hạn chế trong hoạt động của DVTTHQ:

Mặc dù hoạt động DVTTHQ trong thời gian qua đã đem lại những lợi ích đáng ghi nhận nhng trong quá trình hoạt động vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải có sự phối hợp giải quyết của các Bộ, các Ngành liên quan, Hải quan các cấp cũng nh sự hỗ trợ của Nhà nớc:

Trớc hết là khung pháp lý cho hoạt động của DVTTHQ cha hoàn chỉnh, còn đang trong quá trình hoàn thiện, dù Luật Hải quan đã đợc ban hành. Bản thân Luật Hải quan mới chỉ đề cập đến đại lý làm TTHQ trên khía cạnh chung chung về khái niệm. Tiếp đến là Nghị định 101/2001/NĐ-CP dù đã có nêu điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đại lý làm TTHQ nhng vẫn cha nói đến vấn đề về quản lý nhà nớc đối với DVTTHQ; nguyên tắc hoạt động; hợp đồng khai thuê hải quan; vấn đề

về đào tạo đại lý làm TTHQ, biện pháp sử lý vi phạm đối với đại lý làm TTHQ

khi có hành vi trái pháp luật…Điều này đã dẫn tới hai thực trạng đáng buồn về

hoạt động của loại hình dịch vụ này:

- Ngoài 240 doanh nghiệp theo thống kê đợc xét công nhận và một con số t- ơng tự đã nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận ra thì thực tế còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không đăng ký “núp” dới danh nghĩa khác để hoạt động dịch vụ gây nên sự lộn xộn và tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

- Tình trạng hoạt động vô tổ chức của một số các doanh nghiệp cung cấp DVTTHQ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nhiều khi phải “mất ăn mất ngủ”. Trong quá trình đại diện cho các doanh nghiệp tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan, các nhân viên của một số công ty DVTTHQ đã bất cẩn đánh mất tờ khai của doanh nghiệp hoặc cố tình “quên” không trả cho doanh nghiệp để ra điều kiện. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã không có tờ khai đối chiếu với số liệu của hải quan nên không làm đợc thủ tục xuất khẩu hàng đợc.

Một số nhân viên làm DVTTHQ chỉ làm bớc đầu cho 1 lô hàng XNK cụ thể mà không làm các bớc tiếp theo để hoàn chỉnh hồ sơ nh thanh khoản hợp đồng, thanh lý tờ khai ; hoặc không chịu nghiên cứu chính sách, văn bản mới nên khai…

báo sai, áp mã sai. Tất nhiên khi đó cơ quan hải quan sẽ không chấp nhận hoặc lập biên bản vi phạm, không cho tiến hành XNK hàng. Mọi tổn thất doanh nghiệp lại phải gánh chịu. Những vi phạm này có thể đợc hạn chế nếu khung pháp lý về DVTTHQ đợc hoàn thiện (Báo Hải quan số 72 ngày 5-8/9/2002).

Thứ hai, mặc dù công tác đào tạo vốn đợc TCHQ đặt lên vị trí hàng đầu khi triển khai DVTTHQ. Nhng thực tế thì những khoá học ngắn hạn (02 tháng) hiện TCHQ đang tổ chức hàng năm không thể cung cấp hết kiến thức liên quan cũng nh bồi dỡng cho nhân viên thành thục trong nghiệp vụ làm TTHQ. Thêm nữa ch- ơng trình đào tạo còn nghèo nàn và sơ lợc. Các học viên với trình độ khác nhau không đợc phân chia để có các chơng trình đào tạo thích hợp mà lại đào tạo chung một cách đại trà.

Thứ ba là các doanh nghiệp cung cấp DVTTHQ cha có đủ lực tài chính cũng nh tiếp cận thông tin về việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, đa công nghệ tin học vào

phục vụ hoạt động của mình. Hoạt động DVTTHQ ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào chế độ giấy tờ, chứng từ rối rắm, phức tạp, tốn thời gian. Do đó, vai trò của DVTTHQ mới chỉ giới hạn ở việc hạn chế sai sót trong việc khai báo, làm TTHQ chứ cha đảm bảo đợc tính hiện đại và khoa học.

Trên đây là những thách thức không nhỏ tác động tới việc xây dựng một hệ thống DVTTHQ hoàn thiện và mang tính chuyên nghiệp cao ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số loại hình dịch vụ liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá XNK bằng đường hàng không thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 38 - 44)

w