C. Khối sân vườn: Có diện tích không nhỏ hơn 50% diện tích khu đất xây dựng trường mầm non Kết hợp với khối nhóm phòng tạo nên sự phát triển
b. Trang trí nghệ thuật tạo hình
Các công trình trong trường mầm non có tính giáo dục cao do vậy mà nó cùng đòi hỏi phải được trang trí thẩm mỹ cao. Các bộ phận chức năng trên mặt đứng công trình ngoài nhiệm vụ đảm bảo chức năng nó còn góp phần quan trọng vào hình thành tính thẩm mỹ của công trình, do vậy mà cần phải thiết kế chúng giống như những tác phẩm nghệ thuật tạo hình để làm sinh động cho công trình. Sử dụng các bức phù điêu, bức tranh tường làm cho công trình sinh động và độc đáo hơn. Nên sử dụng các hình đơn giản dễ cảm nhận và phân biệt để phù hợp với lứa tuổi mầm non.
[Hình 3.7d].
--- a. Kết cấu: Vì các công trình trong trường mầm non thường có quy mô và
tính chất đơn giản nên hệ kết cấu được sử dụng cũng là hệ kết cấu đơn giản. Tuy nhiên công trình vẫn phải bọc lộ được hệ kết cấu chính của nó, nhịp điệu, vần luật và trang trí công trình phải phù hợp với hệ kêt cấu. b. Vật liệu xây dựng
Các vật liệu sử dụng trong trường mầm non phải đảm bảo nguyên tắc có độ bền cao, đẹp và thân thiện với môi trường. Với những vật liệu hiện đại ngày nay dễ làm cho công trình đẹp hơn nhưng chúng thường không thân thiện với môi trường. Ngược lại những vật liệu truyền thống như gạch, đá rất thích hợp với thiên nhiên và điều kiện khí hậu nhưng lại khó thi công hàng loạt và những hình thù phức tạp. Vì vậy khi sử dụng vật liệu cần cân nhắc tới những các lợi và các bất lợi để sử dụng cho hợp lý.
[Hình 3.7e].
c. Phương pháp thi công:
Áp dụng các phương pháp thi công hiện đại, thi công theo lối công nghiệp, thi công lắp ghép để vừa đạt được tiến độ nhanh chóng vừa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triền không những về số lượng mà cả về chất lượng của các trường mầm non.