D. Phân khu theo kiểu tự do: [Hình 3.2.d]
3.2.3. Thiết kế tổng mặt bằng trường mầm non
Trong quy hoạch thiết kế trường mầm non phải quan tâm đến yếu tố tầng cao, hướng nhà và sơ đồ bố cục của toàn bộ công trình theo kiểu phân tán hay tập trung. Các công trình bố trí sao cho không được che chắn về chiếu sáng và thông gió của các công trình khác. Bố cục theo kiểu phân tán đảm bảo tốt về thông gió, chiếu sáng nhưng mối liên hệ giữa các công trình lại không được thuận tiện. Ngược lại bố trí theo kiểu tập trung giao thông liên hệ thuận tiện nhưng thông gió, chiếu sáng có phần hạn chế hơn. Vì vậy khi lựa chọn cách bố cục tổng mặt bằng cần xem xét từng trường hợp để lựa chọn các yếu tố ưu tiên cho hợp lý. Do yếu tố lứa tuổi mà kiến trúc trường mầm non thường được thiết kế thấp tầng (thông thường là từ 1 đến 3 tầng ) với các dạng bố cục mặt bằng
---
• Bố cục hợp khối (tập trung): [Hình 3.3a,b]
Toàn bộ công trình là một khối, các phòng chức năng có kích thước, chiều cao khác nhau, tính chất sử dụng đa dạng, riêng biệt nhau, yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhưng được bố cục trong một khối.
o Ưu điểm mặt bằng gọn, chiếm ít đất, giao thông ngắn, dễ tạo hình khối biểu cảm và dễ quản lý bảo vệ. Tuy nhiên, tổ chức phân chia công năng khó dễ gây chồng chéo.
o Khu vui chơi, sân vườn tách bạch, dễ dàng kết hợp các không gian vui chơi với nhau.
• Bố cục phân tán : [Hình 3.3c,d]
Toàn bộ công trình được chia ra những khối chức năng khác nhau, các khối này thường có kích thước chiều cao đồng nhất, được nối với nhau bằng các hành lang cầu hay nhà cầu.
o Phù hợp với khí hậu nhiệt đới, tạo ra nhiều không gian sân vườn, giúp hoạt động vui chơi của trẻ sinh động hơn, đồng thời cũng giúp vi khí hậu trong công trình được tốt hơn.
o Khu vui chơi, sân vườn bị phân tách ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi, khó bố trí kết hợp các không gian, tuy nhiên dễ tổ chức bố trí được cảnh quan đẹp, hấp dẫn.
Trong đó, thuận lợi nhất cho các hoạt động của trường mầm non là mô hình trường 1 tầng. Với mô hình này, các nhóm trẻ sẽ có lối vào riêng, có thể được nối thêm với nhau bằng các hành lang cầu. Tuy nhiên, phương án này yêu cầu phải có diện tích xây dựng trường lớn, và khó phát triển tăng thêm quy mô. ---
--- Trên thực tế, mô hình trường mầm non 2 tầng là phổ biến nhất. Do có thể tăng quy mô nhóm trẻ, giao thông hợp lý, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, kỹ thuật.
Căn cứ vào công năng, sự định hướng bố trí các phòng trong trường mầm non ta có thể áp dụng kiểu nhà 1, 2 hoặc 3 tầng.
Bố trí tổng mặt bằng sao cho mỗi khối nhóm lớp có sân chơi riêng biệt. Bên cạnh đó thì sân chung phải có diện tích lớn và thoáng mát. Xung quanh khuôn viên trường phải bố trí dải cây xanh cách ly để tránh tiếng ồn.
Hình 3.3. Minh họa các dạng bố cục tổng mặt bằng.
---
(b) (d)
Mặt bằng hợp khối, có ưu điểm với công trình có quỹ đất hạn hẹp
Mặt bằng phân tán, có ưu điểm tố chức cảnh quan, không gian.
Hình 3.4. Minh họa mặt bằng trường mầm non có sức chứa khác nhau [10].
---