- Bối cảnh phát triển giáo dục những thập niên đầu thế kỷ
2.9.4. Thẩm mỹ trong thiết kế thiết bị chơi của trẻ
Đồ chơi có những tính năng, kiểu dáng, màu sắc muôn màu muôn vẻ. Nhưng đồ chơi có ảnh hưởng như thế nào đây, đối với sự phát triển sức sáng tạo của trẻ? Đồ chơi có thể thúc đẩy trẻ động não và chân tay hoạt động. “Trò chơi là chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tâm lý. Đồ chơi phù hợp với trẻ có tác dụng giúp đỡ, khơi gợi, mở mang trí tuệ cho trẻ, nếu trái lại thì kết quả ngược lại” [9].
Đối với lứa tuổi mầm non thì sự tiếp nhận thẩm mỹ của các cháu thông qua đồ chơi như: Đu quay, bập bênh, cỏ cây, hoa lá, bàn ghế, tranh ảnh với đủ loại màu sắc khác nhau tạo nên môi trường sống xung quanh các cháu. Đồ chơi ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý, giới tính của các cháu. Ví dụ như chủ yếu các cháu trai thích leo trèo, đu quay, cầu trượt các loại đồ chơi theo chủ đề sinh hoạt, chủ đề sân khấu âm nhạc. Sở thích của bé gái lại thích đồ chơi theo chủ đề sinh hoạt, chủ đề sân khấu âm nhạc. Sở thích của cả em trai cũng như các em gái phần lớn mang tính tích cực, linh hoạt và nhanh chóng thay đổi, vì thế các em đều thích
--- các đồ chơi lắp ghép (có thể biến đổi được hình dáng). Tuy nhiên một số em trai vẫn còn thích các đồ chơi mang tính bạo lực. Các trường mầm non không nên có các loại đồ chơi này và các cô giáo nên phổ biến cho phụ huynh về tác hại của những đồ chơi tiềm ẩn nguy hiểm đến sự phát triển nhân cách trẻ. Ngoài ra khi thiết kế đồ chơi cho trẻ phải nghiên cứu kỹ về kích thước để phù hợp với từng lứa tuổi đảm bảo độ an toàn cho trẻ. Quan trọng nhất trong thẩm mỹ khi thiết kế đồ chơi cho trẻ là phải tạo ra những đồ chơi mang được hơi thở, nhịp sống của thời đại và cuộc sống hiện đại mà vẫn không mất tính tính truyền thống của dân tộc.