Thiết kế cảnh quan tổng mặt bằng trường mầm non

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 98 - 99)

D. Phân khu theo kiểu tự do: [Hình 3.2.d]

3.2.5.Thiết kế cảnh quan tổng mặt bằng trường mầm non

Nên kết hợp những quảng trường nhỏ kết hợp với các khu chơi và cây xanh. Nên bố trí vòi nước phun có non bộ tạo cảnh quan chung cho toàn trường.

Sử dụng cây xanh làm các không gian cách ly, và phân chia giới hạn các không gian. Xung quanh khu đất nên trông cây lớn rộng từ 5-10m, gần nhà nên trồng nhiều cây nhỏ và cây có hoa, bố trí thảm cỏ trong các khu chơi.

Cây xanh trồng trong trường mầm non có thể được bố cục theo các dạng sau:

- Dạng điểm: dùng các cây to, được xây bồn bao quanh, dùng để lấy bóng mát cho các không gian nghỉ tĩnh.

- Dạng tuyến: các hàng cây, cây bụi được cắt tỉa thành các dải, tuyến chạy theo các không gian và khối công trình. Giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

- Dạng mảng: cách thảm cỏ, bồn to trồng các loại hoa mầu sắc tươi tắn, phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Hình 3.5. Minh họa mặt bằng tổng thể & giao thông trong trường mầm non dạng 2 – 3 tầng [11].

---

Kiểu nhà trẻ hợp khối Kiểu nhà trẻ phân tán

1 – các phòng cho trẻ, 1A – hiên ngủ, 2-3 – khu vực có một phần mái, 4 – sân thể dục, 5 – vườn rau, 6 – sân chơi, 7 – đường vòng quanh nhà

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 98 - 99)