Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 57 - 58)

- Bối cảnh phát triển giáo dục những thập niên đầu thế kỷ

2.7.2. Sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đắc Diệu Lam, sự phát triển thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Những chiếc chìa khoá đi vào nhân cách”. Ông phân

--- toàn diện mà chính toàn thân trẻ không biết hết. Đôi chân nhanh nhẹn là khi trẻ chơi trò chơi đuổi bắt, đánh trận. Đôi bàn tay khéo léo khi trẻ xoay nhanh không hụt hững, không đánh rơi nắm que chuyền trong tay, tai nghe rõ, mắt nhìn tinh ...”. Các trò chơi linh hoạt do gắn các động tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, chạy nhảy, bò lăn, xoay tròn như điệu múa, uốn mình theo nhịp vỗ tay, hoặc đảo mình tranh cướp cờ của bạn, nhảy lò cò ... Tất cả các trò chơi như vậy đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, sức mạnh của các em. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các bé ham chơi, thích vận động lại có một cơ thể khỏe mạnh, có giấc ngủ sâu và ăn nhiều.

Trẻ 4 tuổi đến 6 tuổi có thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy nhảy liên tục, nên để trẻ tham gia vào các hoạt động tăng sức bền bỉ. Trẻ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các hoạt động phối hợp tạp hơn. Chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo cao hoặc lộn xà đơn đối với trẻ lứa tuổi này thật đơn giản. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động điều này do sự phát triển sinh lý của cơ thể lứa tuổi này tạo nên. Trong bộ xương của các em còn nhiều tế bào sụn rất dẻo, nhưng cơ thể còn yếu, vì vậy ở thời kỳ này thích hợp với trẻ là các trò chơi tự do, các bài tập đòi hỏi sự khéo léo. Việc tìm hiểu cặn kẽ những cơ sở sinh lý về mô xương, về hệ thống cơ, về hệ thống tuần hoàn và các cơ quan tiêu hoá, hệ thần kinh trung ương ..., ta dễ dàng nhận thấy cơ sở hợp lý của các hình thức vận động để hình thành thể chất quan trọng như thế nào. Như vậy khi tiến hành tổ chức và hướng dẫn trò chơi, các cô giáo phải hiểu và thường xuyên thay đổi, không nên cho các em hoạt động quá mức ở một dạng vận động có cường độ cao, tiêu hao sức lực, hoặc những vận động đơn điệu nghèo nàn chỉ lặp đi lặp lại những động tác nhàn chán.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w