Định hướng phát triển kinh tế-xã hội 1 Kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 39 - 43)

- Trường mầm non quốc tế: Loại hình trường quốc tế mục đích nhắm đến đối tượng có thu nhập cao trong xã hội, do vậy, các tiêu chuẩn về trường lớp

b. Thực trạng trang thiết bị trong không gian vui chơi của các trường mầm non ở nội thành Hà Nộ

2.3. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội 1 Kinh tế

2.3.1. Kinh tế

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên tục từ 337 USD năm 1997 đã lên đến 823 USD năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn khoảng 14%. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với môi trường chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bảng 2.1– Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam đến năm 2020.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Các chỉ số Năm 1997 Năm 2020

GDP/ đầu người

(PPP,USD) 1.630 6.000-7.000

Tuổi thọ trung bình 67,4 75

--- trung học

Chỉ tiêu công cộng cho

giáo dục (%GDP) 2,7 4,5-5,0

Tỷ lệ dân đô thị 19,5% 35%

Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế, thiếu lộ trình chủ động hội nhập quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Hiệu lực quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn thấp.

Quá trình phát triển đô thị do tác động của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và chính sách phát triển kinh tế - xã hội mở cửa đã dấn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội đô thị. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế thị trường các đô thị Việt Nam đang phải chịu nhiều tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng này, toàn bộ giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng đều bị tác động mạnh của sự phát triển kinh tế, nó biểu hiện trong sự biến đổi cơ cấu của các trường mầm non, năng lực phát triển của các đơn vị cũng được biến đổi theo quy luật của xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, có thời kỳ tan rã của hàng loạt các đơn vị, số lượng trẻ đến trường ---

--- giảm sút, đặc biệt là vùng nông thôn. Ngành giáo dục mầm non đứng trước một thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Bộ giáo dục đào tạo đã thực hiện nhiều chương trình hành động và các biện pháp đa dạng hoá nhằm thu hút số lượng trẻ đến trường. Sau 10 năm đổi mới, xu thế suy giảm đã bị ngăn chặn, nền giáo dục mầm non đã được phục hồi và đi lên trên nhiều mặt.

Nhờ sự phát triển kinh tế, kinh phí dành cho phát triển giáo dục mầm non cũng tăng lên, chất lượng giảng dạy cũng được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay với gia tăng quá nhanh của dân số trong khu vực thành thị, khả năng đáp ứng của khối mầm non bị quá tải trầm trọng. Khả năng của người dân cho con vào học tại một trường mầm non công lập là rất thấp chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Không gian học tập cũng bị giảm do sự phát triển của số lượng lớp và do quỹ đất bị thu hẹp. Do vậy yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là phải có sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của khối trường mầm non để theo kịp sự phát triển của xã hội.

2.3.2. Xã hội

Trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phân tầng của xã hội, phân hóa giàu nghèo trong cư dân thành thị càng trở nên sâu sắc. Kết quả sẽ hình thành sự phân vùng xã hội nào đó về nhà ở (khu người có thu nhập cao, khu người có thu nhập trung bình, khu người có thu nhập thấp và khu hỗn hợp). Sự phân vùng này thực sự đã ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, mức độ tiện nghi của cơ sở hạ tầng gắn theo.

Mức độ phân tầng xã hội như thế nào phụ thuộc vào tính chất của từng địa bàn, từng nhóm xã hội. Tuy nhiên, ở đâu cũng có thể thấy những gia đình giàu

--- có lên và những gia đình nghèo đi. Sự phát triển kinh tế thị trường tỉ lệ thuận với sự phân hóa giàu nghèo. [Hình 2.3].

Hình 2.3. Phân tầng xã hội theo mức sống trên địa bàn đô thị Hà Nội [6].

Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là trong trường mầm non có sự phân hóa đó không? Cần thiết có loại trường có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thực tế này không? Điều đó đã được khẳng định bởi sự ra đời của mô hình trường mầm non chất lượng cao và các trường mầm non quốc tế tại các khu đô thị lớn trong đó có Hà Nội. Mô hình này đã và đang đáp ứng nhu cầu của xã hội đồng thời nó còn có tác dụng kích thích sự phát triển của giáo dục mầm non.

Một hiện tượng khác phản ánh các tác động của các chính sách kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới là các dòng người nhập cư vào đô thị, sự di chuyển lao động từ khu vực kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc doanh cũng gia tăng mạnh mẽ. Sự ảnh hưởng của xã hội được ghi nhận qua lối sống của người dân, lối sống gắn liền với văn hóa và là một bộ phận của văn hóa. Do chịu nhiều sức ép kinh tế, tác động của nhiều lối sống, phong cách sống, những quan niệm ---

--- giá trị xã hội vì thế lối sống ở các đô thị Việt Nam chưa định hình còn mang tính quá độ pha tạp, xô bồ. Ngoài ra, còn có hàng loạt các yếu tố khác cũng có tác động tới lối sống đô thị nói chung, như hệ thống quản lý, ý thức pháp luật … Điều này gắn liền với những biến đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu quản lý xã hội (trong đó có quản lý giáo dục) khi công cuộc đổi mởi đang được tiến hành.

Trong cơ chế thị trường, cùng với sự đa dạng hóa cơ cấu xã hội nghề nghiệp trong các đô thị, những biến đổi sâu sắc cũng đang diễn ra trong mỗi gia đình. Đó là sự gia tăng xu hướng “hạt nhân hóa” các gia đình, tức là hình thành và phát triển các gia đình nhỏ, chủ yếu gồm 2 thế hệ (cha mẹ và con cái), như vậy cho thấy nhu cầu gửi con tới trường ngay từ lứa tuổi mầm non là sự việc tất yếu và sẽ ngày càng gia tăng. Công tác kế hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con) đang được các cặp vợ chồng trẻ hướng ứng. Đây là nguyên nhân chủ yếu đề các gia đình tập trung đầu tư cho con em mình sao cho có được môi trường giáo dục tốt nhất. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao, nhu cầu của con người luôn thay đổi, cho nên việc thỏa mãn các nhu cầu của người dân càng phức tạp. Những họat động văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong gia đình ngày một đa dạng. Từ bé, trẻ em ở các đô thị lớn đã được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại như máy tính, học ngoại ngữ dưới dạng “học mà chơi, chơi mà học”, các trò chơi phát triển trí tuệ khác … Cuộc sống của người dân đô thị đang dần có bước tiến về sự văn minh, hiện đại. Vì vậy tổ chức một hệ thống trường mầm non nói chung và không gian vui chơi trong trường mầm non nói riêng là một trong những yêu cầu được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian vui chơi – học tập trong trường mầm non ở nội thành hà nội, theo hướng phát triển toàn diện trẻ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w