Xu hớng phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới trong thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 25)

Trong thế kỷ XXI

Kinh nghiệm nhiều nớc cho thấy, kinh tế tri thức luôn đòi hỏi một năng lực đổi mới t duy nên để có thể tạo dựng và phát triển đợc nền kinh tế tri thức, mỗi nớc phải có nhận thức mới về nền kinh tế mới hiện nay, thấy rõ đợc tính kế thừa và khác biệt của nó, nắm đợc các điều kiện phát triển và vận hành của nó, những tác động mới do

nó sinh ra, những lợi thế cũng nh thách thức mà nó đặt ra. Có nh vậy, họ mới có đợc quyết tâm và những chính sách và biện pháp đúng để xây dựng và phát triển nền kinh tế mới này.

Thực tế cho thấy, việc Mỹ và các nớc EU đã vợt trội so với các nớc châu á và các nớc thuộc châu lục khác trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức không chỉ do họ có những điều kiện xuất phát về kinh tế và kỹ thuật cao hơn, mà trớc hết là do các nớc này đã sớm nhận thức đợc vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức, tính tất yếu và những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế này. Họ đã hiểu rằng công nghệ thông tin và rộng hơn là nền kinh tế tri thức không những đòi hỏi những điều kiện ra đời và phát triển khác hẳn và một khi nó xuất hiện nó cũng khiến cho các điều kiện cũ trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng, do đó họ sớm có những giải pháp đúng đắn để phát triển hoặc tạo điều kiện cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Mỹ là nớc đang dẫn đầu xu thế chuyển từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức, đứng đầu là công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin đã xuất hiện sớm và khá thành công ở Mỹ. Ngoài ra, những yếu tố của nền kinh tế tri thức cũng đã phát triển và đạt đợc mức khá cao trong nhiều nớc EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình chuyển sang nền kinh tế tri thức ở khu vực này còn chậm hơn so với Mỹ, nhiều nớc cha thực hiện những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế mới. Và trong thế kỷ XXI, Mỹ cũng nh các nớc EU tiếp tục tiến tới nền kinh tế tri thức với các tiền đề vững chắc đợc xây dựng trong các thập niên qua

Trong khi đó, ở không ít các nớc châu á, châu Phi và Mỹ la tinh, ngời ta còn hết sức mơ hồ về nền kinh tế tri thức. Cho nên, ở các nớc này, sự đầu t cho việc phát triển khoa học công nghệ mà trớc hết là công nghệ thông tin và cho việc xây dựng nền kinh tế tri thức cha đợc quan tâm thích đáng. ở nhiều nớc, ngời ta vẫn bám lấy và coi trọng những t duy và thể chế cũ, một thời đợc coi là nguyên nhân tạo ra sự thành công kinh tế của họ, và hậu quả là nền kinh tế của các nớc này bị lạc hậu tơng đối so với các nớc Âu Mỹ trong việc phát triển khoa học kỹ thuật và trong việc tiến đến nền kinh tế tri thức. Những cuộc điều tra gần đây cho thấy, trong khi Mỹ và EU đang hăng

hái lao vào hoạt động kinh doanh điện tử thì các công ty châu á dờng nh kém tích cực trong việc tham gia vào hoạt động này. Một cuộc điều tra vào năm 2000 của công ty International Card cho thấy, hầu hết các giám đốc điều hành của các công ty hàng đầu châu á đều không cho rằng, thơng mại điện tử là có lợi cho họ. Tại Singapore, một cuộc điều tra của Chính phủ cho thấy, 63% các công ty ở đó không thích kinh doanh trên mạng điện tử [13,18].

Tuy nhiên, mặc dù có chậm hơn và ở trình độ thấp hơn so với các nớc châu Âu và Mỹ thì những nét cơ bản của nền kinh tế ri thức cũng đang dần xuất hiện ở nhiều nền kinh tế châu á. Điều này biểu hiện ở chỗ trong thời gian gần đây, đa số các nớc trong khu vực này đều tăng vốn đầu t cho công nghệ kỹ thuật cao và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức đang xuất hiện ngày càng nhiều và có những đóng góp ngày càng rõ rệt vào nền kinh tế.

Đó là trên bình diện quốc gia, còn trên bình diện quốc tế, bình diện toàn cầu, do những điều kiện, lợi ích và nhận thức khác nhau, nên các nớc cũng tồn tại những chính sách khác nhau về việc xây dựng các yếu tố của nền kinh tế tri thức. Hiện nay, trong khi Mỹ tỏ ra rất hào hứng trong việc ủng hộ buôn bán tự do trên mạng bằng cách kêu gọi bãi bỏ nhanh chóng những trở ngại đối với thơng mại và tài chính điện tử thì một số nớc EU và Nhật Bản lại kịch liệt phản đối. Điều đó chắc chắn sẽ tác động làm chậm lại quá trình ra đời của nền kinh tế tri thức toàn cầu.

Đúng nh Peter Drucker, trong cuốn The Post Capitalism Society năm 1998 đã từng viết “ Cuộc cách mạng thông tin đang trên đờng tiến tới. Đó không chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm mà trớc hết đó là một cuộc cách mạng về các quan niệm, về đổi mới t duy...”. Nh vậy, các nớc muốn tiến tới và phát triển nền kinh tế tri thức thì không những phải tăng cờng đầu t cho việc phát triển công nghệ cao mà còn phải thay đổi thái độ đối với những thể chế kinh tế hiện nay và đối với công nghệ mới. Trong thực tế, sự thay đổi này đang diễn ra, song không đơn giản và dễ dàng. Cùng với việc thay đổi lối t duy phù hợp với nền kinh tế

mới, hầu hết các nớc đã và đang nỗ lực hoạch định những chính sách nhằm tạo ra tiền đề để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI.

Chơng II

Nền kinh tế tri thức của một số nớc trên thế giới và bài học đối với việt Nam

I. Sự ra đời và phát triển nền KTTT của Mỹ. 1. Quan niệm của Mỹ về nền kinh tế tri thức .

Cách gọi khác cho nền kinh tế tri thức đợc sử dụng phổ biến hơn ở Mỹ là “nền kinh tế Mới – New Economy” lần đầu tiên đợc nêu lên trong cuốn Làn sóng thứ ba

(xuất bản năm 1980 ) của tác giả A. Toffler. Tháng 2/1997, trong thông điệp liên bang về tình hình đất nớc, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã sử dụng khái niệm kinh tế tri

thức theo định nghĩa của OECD và trong cuộc hội thảo về công nghệ mới và kinh tế mới tại thành phố Seatle tháng 5/1997, khái niệm kinh tế Mới cũng đợc phó Tổng thống Al.Gore trình bày và nhấn mạnh kể từ những năm 1980, Mỹ đã tiến vào nền kinh tế mới dựa trên cơ sở của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự toàn cầu hoá kinh tế thị trờng. Năm 1999, Bộ Thơng mại Mỹ đã công bố báo cáo về nền kinh tế số

The Emerging Digital Economy

– , trong đó nhấn mạnh vai trò của kỷ nguyên kỹ thuật số đối với nền kinh tế Mỹ.

Theo đó, quan niệm của Mỹ về nền kinh tế tri thức là nhấn mạnh khía cạnh môi trờng công nghệ của bớc chuyển đổi trong nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế Mỹ do đó đang trong quá trình thích ứng và chuyển dịch phù hợp với môi trờng công nghệ số hoá. Những khái niệm nh thơng mại điện tử ( E- commerce) hay chính phủ điện tử ( E – Government ) đều phản ánh sự điều chỉnh trớc làn sóng công nghệ số. Chính những điều chỉnh này tạo ra tính “ Mới” của nền kinh tế Mỹ.

Nh vậy, quan điểm này khẳng định vai trò của môi trờng kỹ thuật số hoá của nền kinh tế và nguồn tri thức đợc tạo ra là tri thức của thời đại công nghệ kỹ thuật số, không phải tri thức của thời đại công nghệ cơ khí hoá hay cơ giới hoá.

Nền kinh tế Mới dựa trên tri thức xuất hiện và phát triển ở Mỹ là nền kinh tế chuyển dịch vào môi trờng của cuộc cách mạng số hoá.

Tuy nhiên, công nghệ mới chỉ là điều kiện cần. Vai trò của Chính phủ mới là nhân tố đảm bảo cho sự chuyển dịch thành công nói trên. Báo cáo kinh tế của Tổng thống Mỹ năm 2001 (Economic Report of the President 2001) đã định nghĩa: “ Nền kinh tế Mới là nền kinh tế có hiệu suất vợt bậc, gồm năng suất tăng nhanh, thu nhập tăng, thất nghiệp thấp và lạm phát vừa phải, là kết quả của sự kết hợp tơng tác giữa những thành tựu về công nghiệp, tập quán kinh doanh và chính sách kinh tế ” [27,23]. Báo cáo này cũng trình bày khá toàn diện quan niệm của Chính phủ Mỹ về nền kinh tế tri thức ở Mỹ:

• Đây là một nền kinh tế Mới vì nền kinh tế Mỹ đang trong quá trình chuyển biến sâu rộng từ cơ cấu ngành kinh tế đến phơng thức vận hành nền kinh tế vĩ mô, ph- ơng thức quản lý doanh nghiệp và tổ chức lao động trong công ty.

• Nói “ dựa trên tri thức ” chính là đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Mới đang xuất hiện ở Mỹ. Nền kinh tế mới này không chỉ dựa trên các ngành công nghiệp truyền thống mà còn chuyển mạnh sang các ngành mới dựa trên kỹ thuật số và dịch vụ tri thức. Các ngành mới lại tác động và làm thay đổi phơng thức hoạt động của các ngành truyền thống.

Việc điểm qua những quan điểm chính cho thấy nền kinh tế Mỹ đã và đang thay đổi thực sự, thay đổi chính là tiền đề cho sự tiến bộ. Những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế Mỹ không trái chiều nhau mà tiến triển theo cùng một chiều hớng, đó là xu thế chuyển sang một nền kinh tế dựa chủ yếu vào các nguồn lực do sức mạnh trí tuệ của con ngời tạo ra, những tài sản vô hình và không trọng lợng.

2. Tình hình phát triển nền kinh tế tri thức ở Mỹ .

2.1. Quá trình ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức của Mỹ.

Trả lời câu hỏi ở Mỹ liệu có một nền kinh tế tri thức hay không, nhiều học giả Mỹ cho rằng, kể từ những năm 1980, Mỹ đã tiến vào nền kinh tế mới dựa trên cơ sở của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự toàn cầu hoá kinh tế thị trờng. Có thể nói, “kinh tế tri thức” hay “kinh tế mới” đứng đầu là các lĩnh vực công nghệ cao, đặc

biệt là công nghệ thông tin đã khá thành công ở Mỹ. Tháng 11/1991, Mỹ đã mở cửa mạng Internet công chúng, nhanh chóng thúc đẩy cuộc cách mạng tin học và điều chỉnh ngành nghề. Từ đó, nền kinh tế Mỹ đã tăng trởng 117 tháng liên tục và trở thành chu kỳ tăng trởng dài nhất trong lịch sử phát triển kinh tế Mỹ [20,73]. Từ năm 1994 đến 2001, tốc độ tăng trởng đạt mức trung bình 4% năm và có sự phát triển vợt trội so với các nớc EU và Nhật Bản trong suốt những năm 1990, sản phẩm thông tin và chi phí dịch vụ tăng lên nhanh chóng, dẫn đầu các lĩnh vực khác. Theo thống kê năm 1997, ở Mỹ chi phí cho các sản phẩm “kinh tế cũ” nh ôtô, thực phẩm, đồ điện gia dụng... tăng bình quân 0,9%, nhng chi phí cho các sản phẩm “kinh tế mới” nh điện thoại di động, máy tính, dịch vụ tài chính tiền tệ... lại tăng bình quân 12,5%. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 6% đầu những năm 1990 xuống còn 4% và tỷ lệ lạm phát cũng liên tục giảm và đạt ở mức thấp là 1,5% [12,41]. Ngoài ra, tỷ trọng xuất nhập khẩu và tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm công nghệ cao vào GDP ngày càng lớn.

Có nhiều yếu tố làm nên sự thành công của nền kinh tế Mỹ nhng động lực chính cho sự tăng trởng này là sự phát triển mạnh của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là sự bùng nổ phát triển công nghệ thông tin. Mặc dù hiện ngành này mới chỉ chiếm 8% GDP nhng lại đóng góp tới hơn 1/3 mức tăng trởng kinh tế hàng năm của Mỹ và nếu tính cả những ngành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tin học thì tỷ lệ này lên đến 80% GDP [9,108]. Mỹ đạt đợc những thành tựu kinh tế nh vậy là nhờ vào tăng nhanh đầu t mạo hiểm (venture capital investment) vào công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, khả năng của các thị trờng tài chính Mỹ, khả năng của chính phủ và các tập đoàn trong việc giảm dần chi phí và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đầu t cũng nh tính đổi mới cao của nền kinh tế. Những chuyển biến trong nền kinh tế Mỹ thể hiện ở các điểm sau:

2.1.1. Vai trò nổi bật của khu vực công nghệ thông tin truyền thông.

Khu vực công nghệ thông tin truyền thông của Mỹ tăng trởng mạnh trong suốt thập kỷ 1990 và đạt tốc độ tăng trởng trung bình 17%/năm vào nửa cuối thập kỷ. Năm 1999, giá trị sản lợng của khu vực này đạt 729 tỷ USD. Điều quan trọng là mặc dù chỉ

chiếm dới 10% GDP nhng các ngành công nghệ thông tin đã đóng góp trung bình 30% lợng tăng trởng của kinh tế Mỹ [9,156].

Việc làm trong khu vực công nghệ thông tin cũng tăng mạnh hơn các khu vực kinh tế khác. Sản lợng của khu vực công nghệ thông tin tăng nhanh đồng nghĩa với sự tăng mạnh về số lợng việc làm của khu vực này. Năm 1998, khoảng 7,4 triệu công nhân làm việc trong khu vực công nghệ thông tin, chiếm 6,1% lực lợng lao động Mỹ. Trong giai đoạn 1994 – 1998, việc làm trong ngành công nghệ thông tin tăng 29%, so với tốc độ tăng bình quân của các ngành khác là 22% [9,156].

Công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ truyền thông đã tạo ra mạng Internet. Khu vực kinh tế Internet cũng phát triển rất nhanh. Trong hai năm 1998 – 1999, khu vực Internet tăng trởng 36%, tạo ra 650000 việc làm mới. Tỷ trọng tuyệt đối của khu vực Internet trong nền kinh tế Mỹ còn tăng với tốc độ cao hơn, từ 323 tỷ USD năm 1998 lên 524 tỷ USD năm 1999, tăng 62% [9,157]. Điều này cho thấy ngày càng nhiều công ty chuyển sang lĩnh vực kinh doanh điện tử. Một công ty thuộc nền kinh tế Internet có mức tăng trởng lợi nhuận là 11%, cao hơn nhiều so với mức 4% của các công ty thuộc khu vực sản xuất vật chất.

Đầu t vốn cho công nghệ thông tin chiếm 46% tổng số vốn đầu t của khu vực t nhân. Năm 1998, thiết bị và phần mềm công nghệ thông tin chiếm 46% tổng số vốn đầu t của các công ty t nhân [9,157]. Trong khi đó,tỷ lệ đầu t cho các thiết bị cơ bản khác nh máy móc lại giảm. Nhân tố chủ yếu của việc tăng cờng đầu t vốn công nghệ thông tin là do thiết bị và phần mềm công nghệ thông tin giảm.

2.1.2. Những đổi mới trong khu vực tài chính.

Làn sóng công nghệ mới và các ý tởng sáng tạo không thể ra đời và thơng mại hoá nếu không có một môi trờng tài chính thuận lợi, đúng hơn là không đi kèm với những đổi mới trong khu vực tài chính. Một loạt các công cụ tài chính mới ra đời và đổi mới để hỗ trợ cho làn sóng công nghệ mới. Đó là sự bùng nổ của nguồn vốn rủi ro (risk capital) hay vốn mạo hiểm (venture capital) với sự xuất hiện của hàng ngàn quỹ đầu t mạo hiểm (ventural capital investment fund). Đó là hình thức gọi vốn IPO (chào

giá niêm yết chứng khoán lần đầu) trên thị trờng vốn để hình thành các doanh nghiệp mới.

Yếu tố dẫn đến sự tăng trởng của Mỹ là một cuộc bùng nổ cha từng có nguồn “vốn rủi ro” – từ các quỹ vốn mạo hiểm và các cuộc chào giá niêm yết chứng khoán lần đầu. Lần đầu tiên tồn tại một tập hợp các định chế tài chính phục vụ cho việc kiếm tìm và tài trợ hoạt động đổi mới một cách có hệ thống và tồn tại một thị trờng mà

Một phần của tài liệu Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 25)