Quan điểm của Đảng và Nhà nớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 89 - 90)

Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020, nớc ta về cơ bản trở thành một nớc công nghiệp. Trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn không lờng trớc đợc, theo chiều hớng chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, tốc độ tăng trởng kinh tế cao, khoảng cách giữa các nớc giàu nghèo có thể còn gia tăng. Đó là một thách thức lớn đối với các nớc đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Nếu không biết tận dụng cơ hội nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới cách nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào nền kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao thì sẽ bị tụt hậu xa.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Đảng và Nhà nớc thì chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hoá mà các nớc đi trớc đã tiến hành. Cũng không nên hiểu công nghiệp hoá chủ yếu là xây dựng công nghiệp mà phải hiểu đây là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lợng và hiệu quả thấp, dựa vào phơng

pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lợng và hiệu quả cao, theo phơng pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất. Nh vậy, nền kinh tế tri thức là cơ hội quý giá để Việt Nam đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nớc ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn này mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nớc. Vì vậy, công nghiệp hoá ở nớc ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ lớn lao, đó là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải đợc thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đai hoá nông nghiệp, nông thôn đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Chúng ta không thể chờ công nghiệp hoá hoàn thành cơ bản rồi mới chuyển sang nền kinh tế tri thức nh các nớc đi trớc đã trải qua. Đây là lợi thế của các nớc đi sau. Chiến l- ợc phát triển của chúng ta là chiến lợc dựa vào tri thức và thông tin, chiến lợc đi tắt đón đầu với mũi nhọn là công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w