Quan hệ hữu cơ giữa Làm văn và Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 28)

Làm văn và Tiếng Việt có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Làm văn hiện nay dạy cho học sinh biết cách tạo ra ý, làm phong phú ý và biết lập luận phản bác để bảo vệ ý kiến của mình…Nghĩa là tăng cường chủ động, tích cực trong suy nghĩ của người học. Làm văn dạy cho học sinh năng lực vận dụng các thao tác so sánh, lập luận, bác bỏ…một cách linh hoạt, sáng tạo. Và còn yêu cầu học sinh không những sử dụng tốt các thao tác một cách riêng lẻ mà còn phải kết hợp chúng lại một cách thành thạo tổng hợp trong bài văn của mình, thấm

nhuyễn đan xen giữa các thao tác cũng như phương thức biểu đạt trong một văn bản.

Để làm được điều đó học sinh cần phải có kiến thức tiếng Việt một cách vững chắc. Nói cách khác hơn là phải biết sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố cấu thành tiếng Việt ở các cấp độ như: từ ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, tạo câu, tạo đoạn văn, tạo lập văn bản…thì mới có thể trình bày và bảo vệ những lí lẽ, những luận cứ, luận điểm mà học sinh đưa ra trong bài văn của mình. Ngoài ra việc sử dụng tốt tiếng Việt học sinh mới có thể tạo câu, sắp xếp ý hợp lý, khoa học để tạo nên đoạn văn và bài văn theo từng kiểu văn bản mà Làm văn yêu cầu.

Ngoài ra Làm văn có những nguyên tắc chung như:

+ Nguyên tắc mục tiêu:

* Biết nhận diện các kiểu văn bản (nhận diện)

* Biết phân tích, đánh giá các văn bản theo đặc trưng (lí giải) * Biết tạo ra các văn bản thông dụng đã học (vận dụng)

+ Nguyên tắc thực hành:

* Thực hành nhận diện

* Thực hành phân tích, lí giải, đánh giá * Thực hành tạo lập văn bản

+ Nguyên tắc sư phạm: Từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp

* Kiểu văn bản dễ đến văn bản khó: Tự sự - Miêu tả - Biểu cảm - Ứng dụng - Thuyết minh - Nghị luận

* Kĩ năng từ dễ đến khó

* Từ câu, đoạn đến bài: Đoạn văn là đơn vị cơ bản

+ Nguyên tắc khoa học và hệ thống:

* Cơ bản và chính xác ( Kiến thức và kĩ năng) * Lặp lại và nâng cao

+ Nguyên tắc thích hợp và thiết hợp

* Mục đích thiết thực và thích hợp * Đề tài thích hợp và thiết thực

* Yêu cầu thích hợp và thiết thực ( nội dung và hình thức)

Để thực tốt các nguyên tắc giảng dạy làm văn trong nhà trường tức là đảm bảo học sinh tạo lập được các kiểu văn bản mà làm văn yêu cầu thì vai trò của Tiếng Việt là vô cùng quan trọng. Tất cả các tri thức về từ vựng, ngữ pháp, tu từ, văn bản, phong cách…đều gắn chặt với việc tạo lập các kiểu văn bản.

Qua đó học sinh cũng được ôn lại và củng cố, nâng cao những kiến thức tiếng Việt đã học. So với việc đọc hiểu văn bản thì mối quan hệ giữa Làm văn và Tiếng Việt có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ hơn vì để sáng tạo ra những đơn vị ngôn ngữ: từ ngữ, lời nói…hay cao hơn là sáng tạo ra đơn vị của văn bản: đoạn văn thì học sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức Tiếng Việt mình đã biết, sử dụng từ ngữ để tạo nên câu, sử dụng câu tạo nên đoạn văn, sử dụng đoạn văn tạo nên các kiểu văn bản.

Mỗi kiến thức Tiếng Việt tác động rất lớn đến việc tạo lập nên đơn vị ngôn ngữ để trình bày ý kiến của học sinh khi tạo lập văn bản Làm văn. Nếu các kiến thức Tiếng Việt có chỗ nào khiếm khuyết như: viết sai chính tả, dùng từ không đúng văn cảnh, không hiểu đúng nghĩa của từ, cấu tạo câu vô nghĩa, cụt nghĩa…đều khiến cho việc trình bày suy nghĩ, ý kiến của học sinh hạn chế, không diễn tả đúng thậm chí không diễn tả được suy nghĩ, ý kiến của các em, dẫn đến không thể tạo nên các kiểu văn bản làm văn yêu cầu, không thể giải quyết các vấn đề làm văn đưa ra.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w