HUYỆN TÂN KỲ
2.2.1. Rèn luyện về vốn từ ngữ
Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp tất cả những đơn vị ngôn ngữ nào có cấu trúc hình thức bền vững, có nghĩa hoàn chỉnh, lớn nhất về tính bắt buộc ghi nhớ đối với các thành viên của cộng đồng và nhỏ nhất về khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo ra các đơn vị thông báo. Để có thể sử dụng tốt tiếng Việt và trình bày những vấn đề văn học một cách hiệu quả thì yêu cầu cần đặt ra là các em phải có một vốn từ phong phú, đa dạng. Vốn từ học sinh học được hình thành và nâng cao vốn từ vựng bằng cách học tập, lắng nghe mọi người xung quanh. Ngôn ngữ các tiếp xúc hằng ngày càng nhiều và càng phong phú thì vốn từ vựng càng phát triển. Riêng trong giờ làm văn giáo viên có nhiều cách để xây dựng và củng cố vốn từ vựng cho học sinh cũng như làm tăng thêm mối quan hệ giữa làm văn và tiếng Việt bằng những phương pháp như:
+ Đọc to: Đúng vậy, việc đọc to cho các em biết, cố gắng đọc những sách mà có liên quan đến vấn đề mà bài làm văn yêu cầu. Thông qua việc đọc đề bài, bài văn hay, đọc thêm ngữ liệu văn học,…giáo viên cũng phải dành nhiều thời gian cho việc thảo luận và để nâng cao vốn từ của học sinh.
+ Vừa nói vừa lấy dẫn chứng cụ thể: Cách này rất hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng các tranh ảnh, phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng biểu…để giới thiệu về những kiến thức làm văn mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Thông qua các hình ảnh hiện thực nàu sẽ khắc sâu từ vựng được diễn tả. Ví dụ trong câu thơ “sông dài trời rộng, bến cô liêu” khi yêu cầu học sinh làm văn để cảm nhận câu thơ trên giáo viên có thể khơi gợi những từ ngữ gợi tả ấy thông
qua một hình ảnh cụ thể là một bức tranh về sông nước trời mây, gợi tả nỗi buồn hiu hắt. Hình ảnh ấy và những từ ngữ trong câu thơ sẽ khắc sâu vào tâm trí các em để các em ghi nhớ và tiếp thu làm vốn từ của mình. Việc diễn giải để các em hiểu từ là giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm và tri thức của mình về từ vựng đó với các em.
+ Tiếp theo là nói: Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của cuộc hội thoại hay và những thông tin bổ ích để phát triển từ vựng cho học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu các em mạnh dạn trình bày sự hiểu biết của các em về yêu cầu của đề làm văn, hoặc một chi tiết nào đó mà bài văn cần phân tích rõ. Việc giáo viên giải thích từ hoặc yêu cầu một học sinh nào đó đã hiểu rõ nghĩa từ trình bày ý hiểu của mình cho cả lớp nghe sẽ giúp các em khác có ấn tượng về từ mới đó, tiếp thu từ ngữ đó bằng kinh nghiệm của người khác.
Cố gắng tăng vốn từ cho học sinh trung học phổ thông càng nhiều càng tốt: Học sinh các lớp này sẽ nhớ những từ dài, những từ khó nếu được nhắc lại trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để các em ghi nhớ từ. Sử dụng nhiều từ ngữ có ý nghĩa tương tự để mô tả thêm về từ để các em tiếp nhận từ mới thông qua vốn từ đã có. Cũng nên trải qua thực tế để có nhiều cơ hội cho học sinh học thêm nhiều từ mới bằng cách yêu cầu các em viết những câu văn, đoạn văn, bài văn chứa những chủ đề mang những từ ngữ đó.
Ngoài ra mỗi từ vựng thường nằm trong một trường từ vựng cụ thể và khi từ vựng được nhóm lại một cách khoa học thì một cách tự nhiên học sinh sẽ ghi nhớ được các nhóm từ một cách có hệ thống và nhanh chóng. Ví dụ nếu như học sinh gặp từ nhân đạo thì các em có thể liên hệ đến các từ ngữ khác như: yêu thương, nhân ái, bao dung, che chở, nhân nghĩa…Để làm giàu vốn từ vựng cho các em trong mỗi bài làm văn giáo viên có thể chọn một chủ đề nào đó cụ thể như: thân phận con người, hiện thực đời sống, giá trị nhân đạo, truyền thống yêu nước, tình cảm gia đình…tùy theo mỗi đề văn mà giáo viên lựa chọn một chủ đề chính và yêu cầu các học sinh trong lớp liệt kê các từ ngữ mà các em có thể sử
dụng liên quan đến chủ đề đó. Cách làm này có thể như sau: Để chủ đề ngay ở trung tâm của tờ giấy, vòng tròn chủ đề lại và đưa ra yêu cầu liên quan đến chủ đề đó ở xung quanh.
Ví dụ: các tính từ miêu tả ngoại hình, danh từ miêu tả sự vật, sự việc, động từ hành động.. Ở mỗi danh mục, viết những từ thích hợp hoặc bạn có thể chia thành những mục nhỏ hơn nữa nếu như bạn yêu cầu chi tiết hơn.Trong quá trình thiết lập trường từ vựng, giáo viên cần hướng dẫn và động viên học sinh kiên trì để học từ vựng theo phương pháp này bởi vì nó không chỉ đòi hỏi tính hệ thống mà còn đòi hỏi thời gian rất nhiều. Giáo viên cũng cần nên lưu ý cho học sinh học các nhóm từ vựng một cách có hệ thống để tạo ra mối liên hệ lẫn nhau và học sinh có thể nhớ lâu để sử dụng trong những bài làm văn của mình.
Nếu như bạn muốn học sinh làm giàu vốn từ vựng của mình thì giáo viên nên thay đổi suy nghĩ và quan niệm của học sinh về việc học từ ngữ tiếng Việt. Giáo viên cũng cần chia thành những khoảng thời gian nhỏ để tránh sự nhàm chán và mất kiên nhẫn, lựa chọn những chủ đề làm văn chính quan trọng, sức gợi mở cao để cả lớp thảo luận tìm từ. Ban đầu có thể mất thời gian, tốn nhiều công sức của giáo viên nhưng dần dần khi học làm văn và mở rộng vốn từ các em sẽ thích thú với việc học được nhiều từ mới, vốn từ phong phú dễ dàng diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách trôi chảy. Dần dần các em tập cho mình một thói quen như vậy khi đọc đề, phân tích đề làm văn.