- Nhóm lỗi về dùng từ, lỗi chính tả. - Nhóm lỗi về viết câu văn, diễn đạt ý. - Nhóm lỗi về đoạn văn, bố cục.
- Nhóm lỗi về trình bày bài làm ...
Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không có tác dụng sửa lỗi cho học sinh. Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện và nêu hướng giải quyết. Sau khi giáo viên hướng dẫn sửa bài chung, cho học sinh trao đổi bài làm trong nhóm để cùng đọc và rút kinh nghiệm. Có thể cho các em chấm bài nhau, cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm và ghi vào phiếu học tập hoặc vở bài tập. Giáo viên cũng nên dành thời gian cho học sinh nêu lên những thắc mắc về bài làm của mình, của các bạn trong nhóm, kể cả những thắc mắc về điểm số. Giáo viên có thể chủ động đến với một vài em mà mình biết rằng những em đó có những vấn đề cần thắc mắc hay thất vọng.
* Hoạt động 6 : Đọc bài văn tiêu biểu :
Có thể đọc một vài đoạn văn hay, nêu một vài ý hay hoặc đọc cả bài văn tiêu biểu tùy theo tình hình lớp học. Sau khi đọc, có thể cho học sinh nhận xét, đánh giá về bài văn, đoạn văn ấy để các em cùng học tập. Khi thực hiện hoạt động này, không nên tập trung vào một số học sinh giỏi của lớp mà còn chú ý
vào cả những em trung bình, khá nhưng có tiến bộ trong làm bài để khuyến khích, động viên học sinh.Giáo viên không nêu tên học sinh có bài viết mà giáo viên đã đọc cho cả lớp nghe.
* Hoạt động 7 : Củng cố, dặn dò :
- Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài.
- Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. - Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm
3.4. Giáo án thực nghiệm
3.4.1. Giáo án dạy lý thuyết Làm văn
Tiết 101: Làm văn 11
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.
- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống: Học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại cần phải có.
II. Chuấn bị bài học 1. Giáo viên
- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học. 2. Học sinh
- Đọc và soạn bài trước ở nhà: soạn theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Phương tiện dạy học
- Đối với giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo.
- Đối với học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn bài ở nhà, sách tham khảo.
IV. Phương pháp dạy học
- Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc hiểu, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, so sánh, thảo luận trao đổi nhóm. - Tích hợp các phân môn: Tiếng Việt, Tập làm văn và Đọc văn.
V. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới * Vào bài
Ở tiết học trước, khi học đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của nhà văn Vic-to Huy-gô, các em đã được tiếp xúc với một trong những thuật ngữ văn học. Đó là “bình luận ngoại đề”. Để các em có thể hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về một trong những thao tác lập luận quan trọng trong văn nghị luận, cũng như trong đời sống hiện nay: thao tác lập luận bình luận; cô và các em sẽ đi vào tiết học hôm nay. Các em mở vở ra ghi bài:
Tiết 101: Thao tác lập luận bình luận
* Bài học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: yêu cầu Hs đọc phần I trong sgk và trả lời các câu hỏi.
Gv nhận xét và chốt kiến thức.
GV: Dựa vào khái niệm, em hãy nêu mục đích của bình luận? HS: trả lời GV: chốt GV: Để tăng tính thuyết