IV. Sửa lỗi các loại:
4/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 1phú t)
3.5.2. Nhận xét tiết thực nghiệm
Từ việc quan sát, theo dõi quá trình tiến hành thực nghiệm và đối chiếu những kết quả thu được sau khi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:
- GV thực nghiệm có kinh nghiệm, kĩ năng sư phạm nắm vững GA nên không quá khó khăn trong việc sử dụng GA mà chúng tôi thiết kế cho tiết dạy rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong giờ Làm văn . Với mỗi GA, GV thể hiện khá thành công những hoạt động phối hợp giữa nội dung DH với HTDH và phương tiện DH. Điểm đáng lưu ý nhất trong các hoạt động của GV thực nghiệm là khả năng điều hành HS hoạt động nhóm: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quan sát hoạt động của HS và có những gợi ý, nhắc nhở kịp thời.
Do vậy, tiết học diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng và không có sự sao nhãng, lơ là của HS. Theo những nội dung và PP thực hành đã được chuẩn bị kĩ trong GA, GV dễ dàng làm chủ tiết dạy, có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét giúp HS điều chỉnh kết quả hoạt động của các em. Các GV thực nghiệm đều có chung nhận xét là việc tổ chức cho các em thực hành rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong giờ LV như GA đã thiết kế tuy có phần vất vả vì GV phải làm việc nhiều hơn nhưng cách thức hoạt động đa dạng, không khí học tập sôi nổi của HS và những kết quả ban đầu thu được của giờ thực hành đem đến những niềm vui và sự mới mẻ, thú vị đối với người dạy.
Nếu tiết học như thế được áp dụng cho nhiều đối tượng HS khác nhau thì chắc chắn GV sẽ thu được những kinh nghiệm DH quý giá. Về phía HS, các em có sự chuẩn bị khá kĩ đối với những bài tập thực hành được giao. Vì thế, khi tham gia hoạt động thực hành trên lớp, hầu hết các em không tỏ ra lúng túng và còn có những góp ý hiệu quả cho bài thực hành của những HS khác trong lớp. Chẳng hạn, với bài Thao tác lập luận bình luận, GV yêu cầu HS chuẩn bị trước
yêu cầu trong phần câu hỏi sách giáo khoa. HS đã tự phân tích yêu cầu của đề, tìm hiểu đề và khi thực hành trên lớp, khá nhiều em đưa ra được dàn ý tương đối hoàn chỉnh với những luận điểm cơ bản. Nhiều em đưa ra được những luận điểm đúng nhưng cách diễn đạt luận điểm chưa rõ ràng. Qua hoạt động thực hành trên lớp, các em đã tự đối chiếu và điều chỉnh lại dàn ý của mình.
HS tỏ ra nhanh nhẹn, phối hợp khá tốt khi thực hành các thao tác, luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt của mình một cách linh hoạt, chủ động. Sau khi cả lớp thực hành phân tích đề với sự gợi ý của GV, các em đã tự nắm được cách thức thực hành kĩ năng này. Việc thực hành phân tích đề của các nhóm có thể đánh giá là khá tốt vì trong thời gian năm phút, mỗi nhóm đã đưa ra kết quả chính xác. GV kiểm tra trực tiếp KN phân tích đề ở ba em HS trong lớp với ba đề bài thuộc các mức độ dễ, vừa, khó và hai trong số ba em này đã trả lời hoàn toàn đúng. Tương tự như thế, với KN tìm ý, lập dàn ý bài văn NL, các HS trong từng nhóm làm việc khá nhiệt tình dưới sự phân công của nhóm trưởng và những gợi ý, nhắc nhở của GV. Kết quả mà các nhóm đưa ra hầu hết đều đáp ứng được những yêu cầu cần đạt về nội dung và hình thức của một dàn ý. Điểm nổi bật trong tiết thực hành KN phân tích đề, lập dàn ý và thực hành vận dụng thao tác lập luận bác bỏ là việc HS hăng hái khi được tự mình nhận xét và cho điểm đối với bài thực hành của HS khác, nhóm khác.
Mặc dù các em đã khá quen thuộc với hình thức học nhóm và làm việc cá nhân nhưng lại rất ít khi được đứng ở vị trí “giám khảo”. Theo gợi ý trên phiếu học tập, nhiều em đã đưa ra những nhận xét khá chính xác cho bài làm của bạn. Một HS trong lớp đã viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ như sau: “Hiện nay, tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Thái độ tự ti là luôn mặc cảm với mọi thứ xung quanh, luôn sợ sệt, cứ nghĩ mình thấp kém hơn người khác… Chẳng hạn như một bạn trong lớp có thái độ tự ti.
Chính vì vậy mà không dám đưa lên ý kiến của mình. Họ cứ sợ sẽ bị người khác nói… Còn trái ngược với thái độ tự ti là tự phụ. Tự phụ là thái độ luôn đề cao bản thân, cứ cho mình là đúng, là giỏi, không quan tâm đến ý kiến của người khác. Một người có thái độ tự phụ trong cuộc sống sẽ thành công trong một lúc nhưng thất bại cả đời. Một người kinh doanh giỏi là một người biết lắng nghe ý kiến của người khác. Vậy tự ti và tự phụ đều không tốt cho học tập và công tác”. Một số HS trong lớp đã giúp người viết sửa chữa đoạn văn trên bằng các nhận xét của các em.
Ví dụ: người viết đã biết cách vận dụng thao tác lập luận bác bỏ nhưng những khía cạnh được bác bỏ lại chưa đưa ta lập luận chặt chẽ, chưa làm rõ cho câu chủ đề của đoạn ( Câu chủ đề là “Hiện nay, tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác” nhưng người viết chỉ giải thích hai khái niệm “tự ti” và “tự phụ”); đoạn văn có một số câu sai ngữ pháp như “Chẳng hạn như một bạn trong lớp có thái độ tự ti”, “Chính vì vậy mà không dám đưa lên ý kiến của mình”…; một số từ, cụm từ dùng không chính xác như “hiện nay”, “người khác nói…”, “mặc cảm với mọi thứ”…Trong tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi quan sát thấy không khí lớp học khá sinh động, GV và HS đều có sự cởi mở, thân thiện. HS biết lắng nghe ý kiến của bạn và có những góp ý, nhận xét thẳng thắn. Nhìn chung, đa số HS có ý thức chủ động tham gia vào hoạt động chung của lớp. Một vài HS ban đầu tỏ ra lúng túng nhưng đã kịp thời lấy lại sự tự tin khi có sự khích lệ của GV và các thành viên khác trong nhóm.
Về cơ bản, các tiết dạy thực nghiệm đáp ứng được những mục tiêu đã đặt ra trong phần thiết kế GA. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy có một vài điểm cần rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Việt khi dạy Làm văn.
Trước hết, việc dạy Làm văn cần có sự đầu tư, tính toán kĩ lưỡng về mặt thời gian. Hầu hết các tiết thực nghiệm đều kéo dài thời gian so với quy định. Để giải quyết vấn đề thời gian, GV cần có sự linh hoạt trong cách lựa chọn nội dung
thực hành và những cách xử lí tình huống hợp lí cho từng tiết học. Tùy vào đối tượng HS mà GV quyết định thực hiện toàn bộ nội dung được thiết kế trong GA hay chỉ thực hiện một số phần cơ bản. Điều đó sẽ giúp cho giờ học đi đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo về mặt hiệu quả thực hành.
Một điểm nữa có thể nhận thấy trong tiết thực hành là không khí lớp học đôi lúc quá ồn ào và thiếu trật tự do HS mải tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình và bác bỏ ý kiến của những bạn khác. Một vài HS tranh thủ đến phần thảo luận nhóm để nói chuyện riêng với nhau khiến những HS khác không tập trung được. Nếu khắc phục được điểm này thì tiết học sẽ thu được những thành công không nhỏ.
Chúng tôi cũng nhận thấy bên cạnh những HS tích cực hoạt động còn có một vài HS tỏ ra thụ động, không chịu hợp tác làm việc với các cá nhân khác trong nhóm. Biểu hiện đó là một trong những nguyên nhân khiến các em chậm tiến bộ hơn các bạn cùng lớp trong việc rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp ngoài đời sống.
Những điểm nêu trên cho thấy trong quá rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong giờ Làm văn, GV cần có sự điều hòa giữa nội dung DH với thời lượng DH và đối tượng HS. Bằng năng lực sư phạm của mình, các GV sẽ có những cách xử lí tình huống DH hữu hiệu nhất để đạt được những thành công trong giờ dạy. Tóm lại, từ những ưu điểm của tiết thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng tiếng Viẹt trong việc dạy Làm văn sẽ mang lại những hiệu quả như mong đợi cho cả người dạy và người học. Những tiết học Làm văn như thế cần được nhân rộng với sự trao đổi, góp ý của nhiều GV để hướng tới mục đích cuối cùng của việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông một cách tích hợp, tích cực hơn.
KẾT LUẬN
Đối với việc dạy học Ngữ văn quan điểm dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực đã trở thành định hướng dạy học đúng đắn, được nghiên cứu và vận dụng một cách triệt để, hiệu quả. Định hướng dạy học theo hướng tích hợp tỏ ra hữu hiệu với Làm văn, phân môn có nhiệm vụ, chức năng quan trọng việc
rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực giao tiếp cho HS. Tuy nhiên, cách thức áp dụng rèn luyện kỹ năng tiếng Việt trong khi dạy Làm văn, nhất là dạy thực hành LV, vẫn chưa đạt đến bề rộng và bề sâu như mong muốn. Do vậy, từ nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu đặt ra ban đầu, bằng những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong giờ Làm Văn, sự cụ thể hóa những kỹ năng sử dụng tiếng Việt, chúng tôi đã thực hiện được một số nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy học thực hành Làm văn trong nhà trường phổ thông.
1. Từ việc nhận rõ đặc trưng, nhiệm vụ của phân môn Làm văn, chúng tôi thấy rằng cần chú ý đặc biệt đến phần rèn luyện kĩ năng tiếng Việt trong giờ dạy Làm văn vì đây là phần quan trọng nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo, từng bước phối hợp các thao tác, các kỹ năng để hoàn thành việc tạo lập văn bản và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt. Việc dạy Làm văn chú ý đến rèn luyện tiếng Việt cho học sinh cần sự phối kết linh hoạt của nhiều phương pháp dạy học để có thể phát huy tối đa, hiệu quả sự chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học.
Hơn nữa, những điểm mới về cách cấu tạo chương trình và nội dung bài học Làm văn trong SGK Ngữ văn (chương trình mới) cho phép GV khai thác những ưu điểm của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu và làm tường minh mối quan hệ giữa lí thuyết kĩ năng sử dụng tiếng Việt và dạy học Làm văn, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cách dạy Làm văn theo quan điểm tích hợp giữa Tiếng Việt và Làm văn. Điểm nổi bật trong cách dạy này là việc xác định kĩ năng tiếng Việt cần rèn luyện của cả GV và HS, cách thức sử dụng các hình thức dạy học và phương tiện dạy học, cách thức học sinh tự kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo kĩ năng, kĩ xảo của các em bằng những khả năng sử dụng tiếng Việt. Hiểu được cách Làm văn theo hướng tích hợp với tiếng Việt, GV dễ dàng thiết kế và tổ chức các hoạt động Làm văn phù hợp với đối tượng HS trong từng lớp. Mục đích cuối cùng của
chúng tôi khi vận dụng rèn luyện và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh qua việc dạy làm là giúp HS có thể tự thực hành, tự hoàn thiện kỹ năng tạo lập văn bản và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
2. Quy trình dạy các kỹ năng Làm văn ở bậc THPT là sự cụ thể hóa cách dạy LV theo quan điểm tích hợp. Xét về nội dung dạy học, chúng tôi đã suy nghĩ và lựa chọn một số kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của việc dạy Làm văn để vận dụng quan tích hợp dạy Tiếng Việt và Làm văn. Xét về Phương pháp dạy học chúng tôi thiết kế thành từng bước dạy học tương ứng với hoạt động của GV và HS; sử dụng hình thức chủ đạo là hình thức nhóm học tập trong sự kết hợp với hình thức làm việc cá nhân và hình thức vấn đáp; thiết kế những bài tập tình huống, những câu hỏi gợi mở phục vụ trực tiếp cho việc luyện tập rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và làm văn của HS.
Quy trình dạy các Kỹ năng Làm văn theo quan điểm tích hợp có nhiều điểm mới so với cách dạy truyền thống thường được áp dụng trong chương trình làm văn cũ mà điểm nổi trội hơn hẳn là sự tích cực hóa vai trò của HS, coi HS là chủ thể giao tiếp độc lập, chủ động, sáng tạo; là sự tối ưu hóa vai trò “nhạc trưởng” của người thầy trong việc tổ chức, khơi gợi, dẫn dắt HS tham gia vào các hoạt động thực hành Làm văn; là sự đa dạng hóa hình thức dạy học và phương tiện dạy học để tạo nên những giờ thực hành sinh động. Dựa trên những bước cơ bản của quy trình dạy học này, GV có thể áp dụng một cách sáng tạo vào việc thiết kế GA thực hành tiếng Việt trong giờ Làm văn, từ đó đúc kết những kinh nghiệm sư phạm nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình mà chúng tôi đã thiết kế. Chúng tôi cũng chú ý đến cách thức vận dụng quan điểm tích hợp trong cách ra đề Làm văn ở bậc THPT.
Từ thực tế viết văn của HS và yêu cầu nâng cao chất lượng DH Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, việc đổi mới hình thức và nội dung đề văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đề văn theo quan điểm giao tiếp là đề văn được thiết kế dựa trên sự tôn trọng năng lực và cá tính sáng tạo của HS, xuất phát từ những
vấn đề quen thuộc của đời sống, có khả năng tác động đến tâm lí, gợi mở những suy nghĩ và tăng cường khả năng tư duy của các em. Theo cách thiết kế mà chúng tôi đưa ra, GV hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung và hình thức đề văn sao cho phù hợp với tâm lí, trình độ của từng đối tượng HS. Năng lực sư phạm vững vàng cùng với sự nhạy bén về mặt xã hội, kết hợp với những chỉ dẫn về mặt PPDH thực hành sẽ giúp GV xây dựng những đề văn hay, có khả năng tạo hứng thú giao tiếp cho HS, qua đó từng bước giúp HS nâng cao KN LV, đồng thời bồi dưỡng nhân cách cho các em.
3. Mức độ vận dụng rèn luyện và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt vào hoạt động Làm văn tùy thuộc vào sự linh hoạt và khả năng sư phạm của từng GV trong việc xác định, vận dụng phương pháp dạy học tương ứng với nội dung dạy học và phù hợp với đối tượng học sinh. Việc đề cao phương pháp dạy học tích hợp giữa Tiếng Việt và Làm văn không đồng nghĩa với việc xem rèn luyện kĩ năng dạy tiếng Việt trong giờ làm văn là mục đích duy nhất. Việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng tiếng Việt của học sinh trong giờ Làm chỉ phát huy được ưu điểm của nó ở mức cao nhất khi được sự hỗ trợ, phối hợp của những phương pháp dạy học thực hành khác: PP phân tích ngôn ngữ, PP luyện theo mẫu… Sự kết hợp đồng bộ, thống nhất các phương pháp dạy học trong một GA và hiện thực hóa GA đó một cách hiệu quả trong các giờ thực hành LV sẽ mang lại những thành công không nhỏ trong việc DHLV ở nhà trường phổ thông.
4. Luận văn của chúng tôi một lần nữa khẳng định tính thiết thực, hữu hiệu